Vụ thai phụ tử vong vì chuyển viện chậm: Kíp trực không hề nghe xin chuyển viện
Tiếp đến, người nhà cũng hỏi khi sản phụ có dấu hiệu xấu, kíp trực có phát hiện được bệnh gì không và có phương án giải quyết như thế nào? Tại sao không mổ lấy thai để cứu con?
Phía BV Thành phố Huế trả lời: “Khi sản phụ ngừng tuần hoàn và hô hấp cấp, tất cả cán bộ y tế của kíp trực đều có mặt tại phòng sinh và tích cực chống sốc để nâng cao thể trạng sản phụ lên. Các bác sĩ trực đã nghĩ ngay đến thuyên tắc ối và có phương án xử trí tích cực. Lý do không mổ lấy thai để cứu con vì ưu tiên tập trung hồi sức cứu mẹ”, BS Phạm Đình Hùng của BV này giải thích.
Đặc biệt, chưa thể làm rõ được phát ngôn của ông Trương Đình Hải, PGĐ BV Thành phố Huế, rằng “không đủ thời gian để mổ lấy con vì bệnh viện phải thành lập Hội đồng, hội chẩn và người nhà ký đồng ý mổ” bởi trong buổi họp này ông Hải vắng mặt.
Hiện Sở Y tế cũng chưa nhận được giám định pháp y và nếu có, kết quả sẽ do bên cơ quan công an nắm giữ. Việc yêu cầu giám định pháp y là từ phía gia đình sản phụ Thu.
Cuối buổi gặp, ông Hoàng Hữu Nam, PGĐ Sở Y tế tỉnh TT-Huế, đã đưa ra 2 ý kiến chưa thống nhất giữa người nhà và BV là: Chưa có cơ sở để khẳng định việc người nhà có xin chuyển viện hay không; Nguyên nhân của ngừng tuần hoàn, hô hấp cấp chưa rõ, nghĩ nhiều đến thuyên tắc ối.
Sau cuộc họp, theo ý kiến PV ghi nhận từ người nhà mẹ con sản phụ tử vong, thì toàn bộ mọi người nhà đều không bằng lòng với cách giải thích của Sở Y tế và BV Thành phố Huế. Nỗi buồn đọng lại trên khuôn mặt từng người, nhất là anh Dương Tuấn Anh – chồng sản phụ Thu khi đã vĩnh viễn không còn thấy mặt vợ và con mình.
Anh Dương Tuấn Anh buồn thảm trước những kết luận mà theo anh là không hợp lý của Sở Y tế tỉnh TT-Huế
Đại Dương
Nữ Giới
vòng
từ
không
Viên
phụ
Chuyện
nghề
vụ
thai
chấm
trực
hệ
kíp
Tin cùng chuyên mục