19/08/2014 09:21

Vợ kém quản lý tài chính, ngân sách gia đình kiệt quệ

Tính cả tăng ca, thu nhập mỗi tháng của anh khoảng 10 triệu đồng, vợ anh là giáo viên mầm non, lương khoảng 5 triệu. Anh nhẩm tính, mỗi tháng tiền nhà, điện, nước khoảng 2,5 triệu, tiền sữa bỉm và chi phí gửi trẻ cho cậu con trai hơn một tuổi khoảng 4 triệu đồng. Vợ chồng anh hầu như chẳng sắm sửa đồ đạc gì vì đang ở nhà trọ. Anh chỉ ăn một bữa sáng và ngày cuối tuần ở nhà, đi làm đã được bao cơm trong công ty. Vậy mà lúc nào vợ anh cũng kêu hết tiền.

“Rõ ràng tiền chồng đưa vợ, đóng tiền nhà và lo cho con còn dư, không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì hay giấu chồng mang về lo cho bố mẹ”, anh Ngọc thắc mắc. Chị Nga vợ anh phân bua: “Vợ cũng chẳng hiểu sao lại hết nhiều tiền thế, thỉnh thoảng cuối tuần, đi siêu thị mua ít đồ dùng, vài đám cưới, đám thôi nôi ở nhà bạn bè thôi mà”.

Không tin vào khả năng chi tiêu của vợ, anh Ngọc đòi lại thẻ ATM nhưng vợ không chịu, cuối cùng anh ra ngân hàng báo mất thẻ để làm thẻ mới. Sau một thời gian chia đều các khoản chi tiêu trong nhà, tiền thuê nhà, tiền sữa, thậm chí tiền rau cũng chia đôi, vợ chồng anh đang tạm sống ly thân. Anh Ngọc chuyển vào khu lưu trú công nhân ở, cuối tuần mới về nhà thăm con.

Sau một thời gian sống chung yên ổn, anh Trí (quận Tân Bình, TP HCM) bắt đầu bất mãn với vợ vì gần đây mỗi lần anh đề xuất mua gì, vợ đều ca bài "không có tiền". Trước đây, vợ chồng cùng làm công nhân hay làm công cho họ hàng, mỗi lần anh muốn sắm đồ đạc hay đi chơi, ăn uống gì, vợ đều rất hào hứng. Thực ra, anh cũng chưa bao giờ cầm đến tiền, vợ luôn đi theo để chi trả. Một năm nay vợ chồng anh chuyển sang mở quán bán hàng ăn sáng, công việc bận mải hơn, thu nhập cũng cao hơn. Thỉnh thoảng phải mua bán gì, chị không thể đi theo chồng vì còn phải quản lý quán hàng, tiền đưa anh rất dè dặt.

Không được vợ cấp tiền, anh thậm chí trốn luôn việc đi thăm một người bạn cũ vừa phải nhập viện vì tai nạn giao thông. Điều khiến anh khó chịu hơn cả là khoản tiết kiệm gần 200 triệu đồng của hai vợ chồng có được trước khi mở quán bây giờ số dư bằng 0. Vợ nói rằng vì sửa nhà và mua xe máy mới nên hết tiền, nhưng anh nghi vợ mang tiền về góp với bố mẹ đẻ, lo cho cậu em vừa làm ăn thua lỗ. Không có bằng chứng rõ ràng, anh kiếm cớ gắt gỏng với vợ, thậm chí không nấu nướng, để mặc vợ tự xoay xở với quán hàng. 

Trước tình huống của hai anh Ngọc và Trí, giáo sư tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền thuộc Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục TP HCM, khuyên dù sao chuyện cũng đã qua rồi, vợ chồng không nên đôi co làm gì, đừng để mỗi chuyện tiền nong nhỏ mọn làm hỏng hạnh phúc gia đìnhÔng cho rằng, để chữa trị tình trạng "tiền vào tay vợ không biết tiền đi đâu", vợ chồng nên ngồi lại, cùng thống nhất phương pháp quản lý chi tiêu trong gia đình, đặc biệt nên ghi lại các khoản chi tiêu để dễ bề kiểm soát. Trong cuộc sống, có nhiều khoản mua sắm, nếu không ghi lại chúng ta sẽ không nhớ ra, rồi cứ tưởng mất tiền, từ đó làm mất đi tình cảm trong gia đình.

Giáo sư cho rằng, việc vợ giấu chồng đưa tiền về nhà ngoại không phải là không có nhưng rất hiếm, đa số đều dành cho chồng con, thậm chí con gái đi lấy chồng “bòn rút” của bố mẹ đẻ mang về nhà chồng có lẽ còn chiếm tỷ lệ cao hơn. Còn nếu người vợ thực sự mang tiền về nhà ngoại thì chồng cũng nên thông cảm, bởi vợ phải thể hiện chữ hiếu với bố mẹ. Tốt nhất vợ chồng nên cố gắng chi tiêu hợp lý, xem xét trong khả năng nếu có thể giúp đỡ bố mẹ thì cũng nên làm, gửi tiền về bên nội hay bên ngoại thì nên thông báo cho nhau biết.

Bà Hồ Thị Tuyết Mai, chuyên gia tư vấn các vấn đề về hôn nhân và gia đình ở tổng đài 1088 Bưu điện TP HCM, cũng đồng tình ghi lại thu chi là một việc cần thiết trong những gia đình không kiểm soát được tài chính. Bà nhớ lại thời bao cấp khi điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, nếu không biết lập sổ chi tiêu trong gia đình thì chắc chắn nhiều gia đình không thể tồn tại nổi. Ngược lại, nhờ biết cân đối chi tiêu, bà và các bạn bè của mình vẫn thể tiết kiệm được. Bà cho rằng nếu không biết cân đối chi tiêu thì dù có thu nhập cao, người ta vẫn có thể lâm vào tình trạng rỗng túi như thường.

Chuyên gia khuyên, trong gia đình dù ai giữ tiền thì tài chính đều cần phải công khai và minh bạch, như thế vợ chồng mới có thể tạo niềm tin cho nhau. Bà nhận xét, khi người vợ giấu diếm chồng vấn đề tài chính, việc chồng nghĩ rằng vợ mang tiền về cho nhà ngoại vẫn còn nhẹ, có những ông còn nghi ngờ vợ đánh bạc hay cho bồ, "vì vậy việc công khai chi tiêu trong gia đình là rất cần thiết".

Không chỉ để công khai chi tiêu với chồng, sau khi lập sổ chi tiêu, chị Minh Nguyệt (quận 7, TP HCM) bắt đầu tiết kiệm được tiền. Trước đây, mỗi tháng chồng đưa chị khoảng 7 triệu đồng, lương chị cũng 7 triệu. Một tuần trước kỳ lĩnh lương, cả hai vợ chồng thường phải vay mượn xung quanh để tiêu. Chồng chê vợ hoang phí rồi nghi ngờ vợ giấu tiền làm quỹ đen, đòi tự giữ tiền. Chị cũng không biết làm thế nào để chứng minh được rằng tất cả các khoản chi tiêu chị đều dành cho gia đình. Nghe chị dâu cả mách, chị Nguyệt về nhà lập sổ chi tiêu. Từ đó, chị phát hiện mình thường tốn rất nhiều tiền cho những lần đi siêu thị và mua đồ khuyến mãi.

"Bây giờ mỗi lần định mua gì mình đều suy nghĩ xem món đó có thực sự cần thiết không. Mình cũng không mua một lúc quá nhiều hàng tiêu dùng nữa, tuy rẻ một chút nhưng rất lãng phí. Một tháng mình cũng tự hạn chế, chỉ tiêu vào siêu thị khoảng 2 triệu đồng", chị Nguyệt chia sẻ kinh nghiệm.

Kim Anh



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cập nhật tin tức đời sống!

Tags:

Đời Sống

tài

Ngân

dính

vỡ

Quế

quần

kém

sạch

chính

kiệt

Tin cùng chuyên mục









Tin đọc nhiều nhất