Viện Huyết học lần đầu tiên “đỡ đẻ” cho sản phụ-Chăm sóc sức khỏe
Bác sĩ thăm khám cho sản phụ mắc bệnh máu.
Sản phụ V.T.H (Đông Hưng, Thái Bình) nhập viện cách đây gần 2 tuần. Trước khi nhập viện, chị H đang mang thai 32 tuần.
Theo lời người nhà, trước khi vào viện, sức khỏe của chị H. bình thường. Sau khi chị H. có triệu chứng mệt mỏi, chân có những vết bầm tím mới đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, Bệnh viện tỉnh giới thiệu lên Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân H. bị phát hiện mắc bạch cầu cấp tính thể M3, tế bào bạch cầu tăng rất cao (hơn 100 giga/lít trong khi mức thông thường là 4-10giga/lít) và rối loạn đông máu nặng.
Bác sĩ Khánh cho biết, bệnh nhân H mắc phải thể bạch cầu cấp tính rất nguy hiểm có thể gây xuất huyết não, máu sẽ chảy ồ ạt, không cầm được cho đến lúc tử vong. Trong trường hợp đó, tiên lượng là 90-95% bệnh nhân sẽ tử vong trong 1-2h.
Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đánh giá, đây là trường hợp hi hữu, lần đầu tiên trong cuộc đời làm nghề y ông chứng kiến.
“Đây cũng là lần đầu tiên, Viện Huyết học thực hiện ca mổ ngay tại Viện dù không có phòng mổ, vì từ trước đến nay Viện không thực hiện các can thiệp ngoại khoa”.
Tại buổi gặp mặt báo chí, bác sĩ Khánh nhớ lại, trước đây từng có nhiều trường hợp thai phụ bị bạch cầu cấp. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ điều trị để thai phụ có thể lực tốt nhất đợi đến ngày sinh, sau đó tiếp tục truyền hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong trường hợp của bệnh nhân H, bác sĩ không thể áp dụng truyền hóa chất ngay vì điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Sản phụ V.T.H (Đông Hưng, Thái Bình) mổ tại Viện Huyết học Truyền máu TƯ khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Trong khi các bác sĩ đang điều trị rối loạn đông máu thì bệnh nhân H bị xuất huyết não và rơi vào hôn mê sâu. Mặc dù, sức khỏe của chị H yếu nhưng đứa bé 34 tuần tuổi trong tử cung vẫn khỏe mạnh bình thường.
“Trong thời điểm đó, tôi nghĩ phải làm điều gì đó để cứu sống không chỉ tính mạng thai phụ mà cả đứa trẻ tội nghiệp”, bác sĩ Khánh chia sẻ.
Trước tình trạng này, bác sĩ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã hội chẩn cùng với bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ngay trong đêm, bác sĩ Lê Thiện Thái cùng ê kíp đã có mặt tại Viện Huyết học để mổ.
“Trong cuộc đời làm nghề y của tôi, đây là lần đầu tiên có một ca mổ đẻ tại Viện Huyết học", bác sĩ Khánh nói.
Cũng vì không thực hiện các can thiệp ngoại khoa, trong tình huống khẩn cấp, tất cả vì tính mạng bệnh nhân như vậy, các bác sĩ phải dùng một khu vực trong phòng cấp cứu để đặt bàn mổ.
Viện phó Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đánh giá: "Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kết hợp giữa Sản phụ khoa và Huyết học trong điều trị rối loạn đông máu".
Theo đánh giá của các bác sĩ, hiện nay vẫn đang hôn mê, ăn uống hàng ngày đều được thực hiện qua đường truyền trực tiếp vào cơ thể.
GS.TS.Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng chia sẻ: “Phải nói thật rằng, lúc đó, chúng tôi chỉ hy vọng cứu sống được đứa con, không hy vọng cứu được mẹ nhưng cuối cùng cứu sống được cả 2 mẹ con. Thật sự chúng tôi thấy rất hạnh phúc".
Nữ Giới
dâu
Học
khoe
lần
Viên
dễ
đỡ
sức
Tiên
sản
huyết
Sốc
phụChăm
Tin cùng chuyên mục