Từ Đại hội thể thao người khuyết tật Châu Á: Không khỏi chạnh lòng
Trong thành công của đoàn TTNKT Việt Nam có rất nhiều gương mặt đã lập những kỳ tích như VĐV Võ Thanh Tùng giành tới 5 HCV cho đoàn TTNKT Việt Nam tại Đại hội- phá lỷ lục châu Á môn Bơi lội, hay như chiếc HCV của Nguyễn Bình An (cử tạ) và phá kỷ lục Châu Á.
Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể Thao TP Hồ Chí Minh đón đoàn tại sân bay Tân Sơn Nhất
Đáng nhớ nhất có lẽ là tấm HCV của lực sĩ Lê Văn Công (cử tạ), cũng là tấm HCV đầu tiên của TTNKT Việt Nam tại Đại hội này đã phá kỷ lục Thế giới… Đặc biệt,việc kình ngư Võ Thanh Tùng đoạt 5 HCV ở cả 5 nội dung tham dự tạo nên kỳ tích cho thể thao Việt Nam tại ASIAN Para Games.
Trước khi lên đường, mục tiêu của đoàn là phấn đấu giành từ 4-5 HCV các loại và hy vọng giành huy chương chỉ dồn vào cử tạ và bơi. Thế nhưng, các VĐV đã còn làm được nhiều hơn thế. Với 29 huy chương các loại (9 HCV, 7 HCB, 13 HCĐ) đây là một bước tiến vượt bậc so với bốn năm trước. Đoàn đã vượt mức chỉ tiêu đề ra với nỗ lực phi thường của các HLV, VĐV, những người vượt qua sự không may mắn để chiến thắng số phận.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê (GĐS Văn hóa – Thể thao TPHCM) tặng hoa cho VĐV khuyết tật tại sân bay
Sân chơi Para Games được biết đến như là nơi thể hiện cho ý chí và nghị lực sống của những con người không may mắn nhưng đã biết vươn lên vượt qua số phận, nở nụ cười chiến thắng. Giành được tấm HCV ASIAN Para Games luôn là mong mỏi của mỗi VĐV.
Đối với những VĐV bình thường, để có được thành công ấy, họ đã phải trải qua rất nhiều gian khổ, nhưng với các VĐV khuyết tật, họ còn gian khổ gấp bội phần… Nhiều người đã nói rằng đi xem thi đấu thể thao khuyết tật mang lại cho người xem bài học về sự vượt khó.
Không chỉ Võ Thanh Tùng, Nguyễn Bình An, Lê Văn Công mà tất cả các VĐV thể thao khuyết tật khác đều xứng đáng để mọi người học tập cách vươn lên sau những khó khăn của bản thân.
Từ xúc động...
Với người khuyết tật vượt qua cuộc sống đời thường đã khó, tham gia thể thao càng khó hơn. Ngoài việc nỗ lực tập luyện khi cơ thể không hoàn thiện như người thường, các chế độ của họ đều thua xa những VĐV bình thường. Ngoài một số ít đơn vị chăm lo chế độ tiền công tập luyện cho một vài VĐV trọng điểm, còn lại hầu như các VĐV khuyết tật đều tập chay.
Bởi thế khó khăn chồng chất khó khăn. Ngoài gánh phải tập luyện duy trì phong độ để thi đấu tốt nhằm hy vọng có tiền thưởng để trang tải cuộc sống, trên vai họ còn cả gánh nặng mưu sinh trong cuộc sống thường nhật.
... đến tự hào
Vì thế không khỏi chạnh lòng khi việc chăm lo cho các VĐV khuyết tật quá nhỏ bé so sánh với sự đầu tư khổng lồ đối với các VĐV bình thường. Nhưng tại đấu trường châu lục, thành tích vang dội của họ lại đã lấn át số huy chương ít ỏi mà các VĐV Việt Nam giành được tại ASIAD 17 vừa rồi.
Với thành tích trái ngược này, nhiều người hâm mộ đặt ra câu hỏi sao không đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào thể thao khuyết tật, hoặc mạnh dạn hơn nữa là đưa thể thao khuyết tật là mũi nhọn của ngành thể thao Việt Nam? Nhưng…., như một số nhà chuyên môn ngậm ngùi nhận định: Thể thao khuyết tật là chính sách nhân văn, chứ không quốc gia nào muốn thể thao khuyết tật trở thành chủ đạo.
dại
từ
cháu
không
khói
hôi
người
thế
khuyết
tật
lông
Thảo
chảnh
Thể thao
Tin cùng chuyên mục