17/06/2014 13:29

TQ đang tự “vạch áo cho người xem lưng” tại LHQ

Trong khi tình hình trên thực địa vẫn rất căng thẳng, ngày 9/6, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới khi Wang Min, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đệ trình một bản tuyên cáo lập trường lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon và yêu cầu lưu hành đối với 193 thành viên Liên Hợp Quốc.

TQ đang tự “vạch áo cho người xem lưng” tại LHQ - 1

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Wang Min

Tuy nhiên, hành động “quốc tế hóa tranh chấp” này của Trung Quốc không hề thể hiện bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách giải quyết tranh chấp bằng con đường song phương thông qua đàm phán và tham vấn trực tiếp với các bên liên quan mà Bắc Kinh theo đuổi bấy lâu nay. Một ngày sau khi đệ trình bản tuyên cáo trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Liên Hợp Quốc đứng ra làm trung gian giải quyết tranh chấp với Việt Nam.

Vậy tại sao Trung Quốc lại đưa vấn đề tranh chấp với Việt Nam ra trước Liên Hợp Quốc?

Năm 2003, Trung ương Đảng Trung Quốc và Quân ủy Trung ương chính thức xây dựng học thuyết “ba hình thức chiến tranh”, làm cơ sở để thực hiện cuộc chiến tranh thông tin.

Theo một nghiên cứu về ba hình thức chiến tranh này của chuyên gia Timothy A. Walton tại Viện Nghiên cứu, Phân tích và Tham vấn Delex, học thuyết này của Trung Quốc gồm có 3 hình thức chiến tranh: chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh pháp lý. Hai hình thức chiến tranh cuối chính là những yếu tố tạo nên bản tuyên cáo lập trường của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

Theo ông Walton, chiến tranh truyền thông là một chiến lược nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận quốc tế, lôi kéo sự ủng hộ đối với Trung Quốc và làm đối phương nản chí trong việc theo đuổi các hành động đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc gửi bản tuyên cáo lập trường lên Liên Hợp Quốc là một nỗ lực nhằm “đánh vào sườn” chiến dịch tuyên truyền của Việt Nam về cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời tìm cách cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.

TQ đang tự “vạch áo cho người xem lưng” tại LHQ - 2

Trung Quốc đang cố tình ngụy biện cho các hành động gây căng thẳng của mình

Cơ sở để Trung Quốc thực hiện hành động này là vì họ cho rằng phần lớn các thành viên Liên Hợp Quốc không có lợi ích trực tiếp trong các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, do vậy hành động này của Bắc Kinh sẽ buộc các quốc gia láng giềng phải chùn bước khi bị buộc phải đưa ra lập trường công khai về vấn đề này.

Cũng theo ông Walton, chiến tranh pháp lý là chiến thuật sử dụng luật pháp Trung Quốc và quốc tế để khẳng định các căn cứ pháp lý đối với những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trong bản tuyên cáo này, Trung Quốc đã vận dụng có chọn lọc một số điều khoản của luật pháp quốc tế để bao biện cho lập trường của mình.

Thế nhưng, dù làm điều gì đi nữa, Trung Quốc vẫn không thể che đậy hết những sai sót của họ về mặt pháp lý. Hồi đầu tháng Năm, Trung Quốc cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng lãnh hải của họ, vì nó cách đảo Tri Tôn 17 hải lý. Thế nhưng tuyên bố này của Trung Quốc lại bị “hớ”, vì theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), lãnh hải một quốc gia chỉ kéo dài 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

Để “chữa cháy”, bản tuyên bố hôm 6/6 của Trung Quốc lại quay ngoắt 180 độ và tuyên bố rằng giàn khoan 981 đang hoạt động trong vùng tiếp giáp lãnh hải của họ. Thế nhưng tuyên bố này của họ cũng hoàn toàn thiếu cơ sở về mặt pháp lý.

Theo quy định của UNCLOS, vùng tiếp giáp lãnh hải chỉ có một mục đích duy nhất là cho phép quốc gia ven biển “thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.”

TQ đang tự “vạch áo cho người xem lưng” tại LHQ - 3

Những hành động thể hiện sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông

Trung Quốc cũng tìm cách lấp liếm về hành động ngang ngược của mình bằng tuyên bố rằng giàn khoan 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa hơn bờ biển Việt Nam. Bản tuyên cáo của Trung Quốc nói rằng giàn khoan này đang hoạt động ở khu vực cách đảo Tri Tôn và đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý, trong khi nó cách bờ biển Việt Nam từ 133 tới 156 hải lý.

Trong khi đó, họ lại tuyên bố chủ quyền với bãi cạn Scarbrough, nơi rất gần với bờ biển Philippines và cách xa đất liền Trung Quốc hàng ngàn cây số. Ngoài ra, theo luật pháp quốc tế, việc gần hơn về khoảng cách không phải là yếu tố phù hợp để thể hiện chủ quyền của một quốc gia.

Với những hành động sai trái trên thực địa, trong thực tế bản tuyên cáo lập trường của Trung Quốc lại đang thể hiện sự phi lý của cuộc chiến tranh pháp lý mà họ khơi ra. Chẳng hạn như một đoạn của bản tuyên cáo này viết rằng: “Vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đất liền Việt Nam vẫn chưa được phân chia. Hai bên vẫn chưa thực hiện việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển đó.”

Thế nhưng, trong trường hợp đó, Trung Quốc đáng lẽ phải tuân thủ các điều khoản của UNCLOS về các trường hợp chồng lấn chủ quyền. Theo đó, cả Trung Quốc và Việt Nam phải tiến hành đàm phán theo các điều khoản này cho đến khi đạt được thỏa thuận về việc phân định. Trong thời gian đó, các bên không được phép thay đổi hiện trạng và đe dọa sử dụng vũ lực. Rõ ràng việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc căn bản trên của luật pháp quốc tế.

Không những thế, bản tuyên cáo lập trường của Trung Quốc còn thể hiện sự đuối lý của họ khi ngang ngược tuyên bố rằng luật pháp quốc tế không được áp dụng trên Biển Đông. Bản tuyên cáo này viết:

“Tuy nhiên, các vùng biển trên sẽ không bao giờ trở thành EEZ và thềm lục địa của Việt Nam dù có áp dụng nguyên tắc nào của luật pháp quốc tế về việc phân định đi chăng nữa.”

Với những lập luận ngô nghê và ngang ngược đó, đáng lẽ ra Trung Quốc không được phép thực hiện cuộc chiến thông tin để đạt được hai mục đích, đó là lưu hành bản tuyên cáo lập trường của họ ở Hội đồng Bảo an và từ chối đề xuất làm trung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc. Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác cần phải gây sức ép tại Hội đồng Bảo an để bác bỏ các lập luận đi ngược lại luật pháp quốc tế này của Trung Quốc.

Nếu các quốc gia có liên quan làm được điều này, Trung Quốc sẽ bị dồn vào thế phải lựa chọn một trong hai khả năng: Hoặc phải từ bỏ âm mưu sử dụng Liên Hợp Quốc như một công cụ để tuyên truyền nhằm tránh lâm vào thế khó, hoặc phủ quyết bất cứ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves

Tags:

đang

tài

từ

người

lửng

Tin Tức Trong Ngày

“vạch

Tin cùng chuyên mục









Tin đọc nhiều nhất