09/08/2014 11:35

Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp do vi rút Ebola

TS Phu cho biết, trước thông tin Philippines đã ghi nhận 07 công nhân trở về nước này từ Siera Leone (nước đang có dịch bệnh do vi rút Ebola) đã xuất hiện những triệu chứng tương tự như người bị nhiễm vi rút Ebola, Bộ Y tế Việt Nam đã đặc biệt lưu tâm và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan gửi thư tới Cơ quan đầu mối Y tế quốc tế (IHR)  của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để xác nhận thông tin. Tuy nhiên, cho đến ngày 8 tháng 8 năm 2014. Bộ Y tế vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ WHO xác nhận 07 công nhân Philippines nêu trên có bị nhiễm vi rút Ebola hay không.

Báo cáo mới nhất đến hết ngày 8/8 cho thấy diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, các trường hợp mắc mới, chết vẫn tiếp tục được báo cáo tại 4 nước (Guinea, Liberia, NigeriaSierra Leone). Đặc biệt ở Nigeria, nước mới ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Ebola gần đây (27/7/2014), vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới và tử vong. Trong hai ngày từ ngày 5-6/8/2014 thế giới đã ghi nhận thêm 68 trường hợp mắc mới bao gồm 29 trường hợp tử vong cụ thể tại: Guinea (0 mắc, 4 tử vong), Liberia (38 mắc, 12 tử vong), Nigeria(4 mắc, 1 tử vong), Sierra Leone (26 mắc, 12 tử vong).

Như vậy, từ tháng 12/2013 tới 06/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1779 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây  Phi gồm Guinea (495 mắc/367 tử vong), Liberia (554 mắc/294 tử vong), Nigeria (13 mắc, 2 tử vong), và Sierra Leone (717 mắc, 298 tử vong).

WHO đưa ra nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola tại Tây Phi tiếp tục diễn biến bất thường, khó kiểm soát và trở thành nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác. Nguy cơ dịch bệnh lây lan quốc tế là đặc biệt nghiêm trọng do độc lực cao của vi rút, sự biến đổi liên tục các mô hình lây truyền dịch bệnh tại cộng đồng và các cơ sở y tế, hệ thống y tế yếu kém của một số quốc gia bị ảnh hưởng và có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi vi rút Ebola.

WHO tuyên bố dịch bệnh do vi rút Ebola đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại quốc tế. Do đó, sự phối hợp và ứng phó dịch bệnh tầm quốc tế là rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan quốc tế của vi rút Ebola.

Theo quy định, khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp, tại các quốc gia có dịch sẽ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp; Kích hoạt cơ chế quản lý thảm họa/tình trạng khẩn cấp quốc gia; thiết lập Trung tâm đáp ứng với tình trạng khẩn cấp/dịch bệnh; huy động phối hợp đa ngành, gồm truyền thông, an ninh, tài chính và các ban/ngành liên quan khác; nâng cao nhận thức cộng đồng về đặc điểm của dịch bệnh, tăng cường giám sát, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh do vi rút Ebola, quản lý ca bệnh…

Đối với những khu vực dịch bệnh có khả năng lây truyền cao như khu vực biên giới với các nước Sierra Leone, Guinea, Liberia, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng, thuốc và trang thiết bị y tế cần thiết và tư vấn tâm lý cho nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nên được xem như cơ sở ban đầu trong việc giảm thiểu việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, cũng cần xem xét bổ sung một số biện pháp như kiểm dịch y tế tại cửa khẩu biên giới nếu cần thiết…

Các trường hợp xác định lây nhiễm vi rút Ebola cần được cách ly và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế và không được phép đi lại trong nước và quốc tế đến khi xác định âm tính với vi rút Ebola sau 2 lần xét nghiệm trong vòng ít nhất 48 giờ; Các trường hợp tiếp xúc (không bao gồm cán bộ y tế và cán bộ xét nghiệm được phòng hộ thích hợp và không phơi nhiễm với vi rút Ebola) cần được giám sát hàng ngày và hạn chế đi lại quốc gia và quốc tế trong vòng 21 ngày sau khi bị phơi nhiễm; Các trường hợp nghi ngờ có thể cần được cách ly ngay và hạn chế đi lại.

Đảm bảo việc mai táng và chôn cất thi thể người chết được thực hiện đúng cách và an toàn. Hạn chế vận chuyển bộ phận cơ thể người chết và đi lại của người nghi ngờ và xác định nhiễm vi rút Ebola qua biên giới. Các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần xem xét việc cấm tụ tập đông người.

Đối với các quốc gia có trường hợp xác định và nghi ngờ nhiễm vi rút Ebla và các quốc gia chưa bị ảnh hưởng nhưng có đường biên giới chung với các quốc gia bị ảnh hưởng cũng cần thiết lập ngay hệ thống giám sát, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vi rút Ebola; đảm bảo cán bộ y tế được cung cấp kiến thức và đào tạo về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, thành lập đội đáp ứng nhanh.

Với các quốc gia khác, tuy không áp đặt việc cấm đi lại và giao thương quốc tế, tuy nhiên cần đưa ra những khuyến cáo đi lại nghiêm ngặt đối với các trường hợp nhiễm bệnh và trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm và chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án để ứng phó với vi rút Ebola.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Ebola trên thế giới, Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do vi rút Ebola với ba kịch bản có thể xảy ra gồm khi chưa ghi nhận ca bệnh, khi xuất hiện ca bệnh xâm nhập và khi dịch lây lan trong cộng đồng. Bộ Y tế còn đề nghị các cửa khẩu giám sát chặt người nhập cảnh trước tình hình dịch Ebola diễn biến bất thường.

Hồng Hải

Xem thêm :nigeria, dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp, tây phi, cơ quan, Sierra Leone, vi rút Ebola, hạn chế đi lại quốc gia, tình trạng khẩn cấp quốc gia, việt nam, philippines, Liberia


Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags:

Nữ Giới

Trang

tình

cặp

bộ

thế

giới

tế

rút

chức

tuyến

khăn

tố

Ebola

Tin cùng chuyên mục









Tin đọc nhiều nhất