“Thở phào” khi biết người ngồi cạnh nghi nhiễm Ebola xuất viện
Bệnh nhân nghi nhiễm Ebola sẽ ngay lập tức được cách ly, theo dõi
“Trước khi về nước, những cảnh báo về sự nguy hiểm của dịch Ebola cùng tốc độ lây lan và tử vong do loại vi-rút này chúng tôi liên tục cập nhật. Trên chuyến bay, tôi đã hơi lo lắng khi biết hai hành khách ngồi ngay phía sau mình là người mang quốc tịch Nigeria – Quốc gia đang bị dịch Ebola hoành hành”, bà Xuân M. cho hay.
Sự lo lắng của bà Xuân M. càng gia tăng bởi: “Ngay sau khi về nước vợ chồng tôi nghe tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhận ra số ghế một trong hai vị hành khách bị sốt được ngành Y tế Việt Nam chuyển vào bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cách ly theo dõi ngồi số ghế 25B, liền kề với dãy ghế chúng tôi ngồi (24A và 24B) trên chuyến bay.”
“Qua số điện thoại được cung cấp trên báo chí, tôi đã chủ động liên hệ với Bộ Y tế và được hướng dẫn rất tận tình về các phương án dự phòng cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đến đầu tháng 9 chúng tôi sẽ trở lại Ý nên chồng tôi khá bất an, anh luôn muốn chúng tôi phải vào bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra trước khi về nước. Giờ bệnh nhân nghi nhiễm đã được xuất viện khiến tâm lý chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn”, bà Xuân M. cho biết thêm.
Bà M. cùng người thân trong buổi làm việc với Sở Y tế
Hiện sức khỏe của vợ chồng bà Xuân M. rất ổn định. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cho họ và dự phòng lây nhiễm ra cộng đồng trong trường hợp không may nhiễm bệnh, đoàn công tác Sở Y tế đã tiếp tục hướng dẫn từ ăn uống sinh hoạt đến tiếp xúc với người xung quanh. Đại diện Sở Y tế đề nghị vợ chồng bà Mai theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bản thân trong 21 ngày tới, nếu có biểu hiện bất thường phải phải nhanh chóng thông báo đến Trung tâm Y tế gần nhất để kịp thời có biện pháp xử trí.
Cùng với vợ chồng bà Xuân M. ngày 19/8 tại TPHCM còn có một hành khách khác nhập cảnh về từ vùng dịch Ebola. Theo thông tin từ Sở Y tế thành phố vị khách ấy là Đặng Duy M. (25 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức). Anh Duy M. từ vùng dịch Liberia về nước trên chuyến bay số hiệu TK 68 của hãng hàng không Turkish Airlines hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Điều tra dịch tễ tại địa phương ghi nhận, Duy M. là kỹ sư cầu đường đang thi công tại một công trình ở nước bạn. Trước khi Duy M. về nước, khu vực anh đang làm việc có nhiều bệnh nhân mắc Ebola tử vong nên công ty đã quyết định tạm dừng công việc để cho công nhân “lánh nạn”. Ám ảnh bởi những cái chết thương tâm do Ebola tại nước bạn nên sau khi về nước Duy M. đã vào bệnh viện Bệnh Nhiệt đới xin được hỗ trợ y tế.
Công tác Kiểm dịch Y tế tại Tân Sơn Nhất đang được siết chặt
Theo thông tin Duy M. cung cấp cho Trung tâm Y tế Dự phòng quận Thủ Đức thì trong ngày 19/8, ngoài anh ra còn có 19 đồng nghiệp làm cùng công trình về nước trên chuyến bay TK68, họ đã về quê tại các tỉnh thành khác.
Trước những nguy cơ từ dịch Ebola liên tục đe dọa đến sự an nguy của TPHCM, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thuộc cấp, nơi có công dân hoặc hành khách ngoại quốc mới nhập cảnh từ vùng dịch phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của họ. Các Trung tâm Y tế, bệnh viện phải chủ động mọi phương án về nhân sự, cơ sở vật tư trang thiết bị y tế, sẵn sàng ứng phó khẩn cấp trong trường hợp phát hiện ca nghi nhiễm hoặc nhiễm Ebola.
Vân Sơn
Nữ Giới
cánh
Viên
Nghi
biết
Thơ
người
nhiễm
xuất
ngôi
pháo
Ebola
Tin cùng chuyên mục