Thạc sĩ Quy hoạch Quản lý Giao thông Vận tải - bằng cấp CHLB Đức
Giao thông vận tải là một trong những yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh, sự phát triển bền vững của các thành phố và các quốc gia Các thành phố lớn nước ta như TPHCM và Hà Nội đang hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển mạng lưới giao thông hiệu quả với cơ sở hạ tầng hiện đại, tích hợp đa phương thức vận chuyển (gồm metro, xe buýt nhanh, xe buýt thường) đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai. Ví dụ, Hà Nội có kế hoạch đầu tư xây dựng 5 tuyến tàu điện ngầm (240 km), TPHCM sẽ xây dựng 8 tuyến (230 km)
Đối với mạng lưới giao thông quốc gia, chính phủ đã nghiên cứu quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc quốc gia có tổng chiều dài hơn 5.800 km, nâng cấp và điện khí hoá tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam, xây dựng mới 10 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông liên tỉnh và giao thông quốc tế. Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển dịch vụ logistics (vận tải hậu cần), hàng loạt hạ tầng cảng biển (bao gồm cầu cảng và luồng hàng hải) sẽ được đầu tư xây dựng, mở rộng và các tuyến đường bộ, đường sắt kết nối vào cảng biển cũng sẽ được xây dựng.
Lỗ hổng nguồn lực kỹ sư xây dựng giao thông chất lượng cao
Theo Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics, Việt Nam đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm nghề logistics nhưng nguồn cung cấp nhân lực trong nước cho ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistics mỗi năm tăng 20-25% gây ra lỗ hổng lớn về nhân lực. Điều đáng buồn là chỉ có khoảng 3% số nhân lực hiện nay được đào tạo chuyên nghiệp.
Tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn lực kỹ sư chất lượng cao không chỉ là câu chuyện của ngày hôm nay mà còn là vấn đề nóng trong tương lai lâu dài. Hầu hết các kỹ sư xây dựng giao thông khi tốt nghiệp đại học thì chỉ được trang bị những kiến thức rất cơ bản về chuyên môn, chưa có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Do đó, việc tiếp tục được đào tạo sau đại học để nâng cao năng lực, trình độ, các kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế là rất cần thiết, đặc biệt đối với kỹ sư chuyên ngành quy hoạch, quản lý, khai thác các cơ sở hạ tầng và dịch vụ giao thông vận tải.
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quy hoạch Quản lý Giao thông Vận tải (Liên kết với ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Darmstadt - CHLB Đức)
Đặc trưng chương trình đào tạo:
- Khung chương trình đào tạo Thạc sỹ GTVT của Trường ĐH Tổng hợp Darmstadt (CHLB Đức).
- Được tài trợ của Bộ Giáo dục-Khoa học bang Hessen và Quỹ trao đổi hàn lâm Đức
- Bằng do ĐH Tổng hơp Darmstadt (Đức) cấp.
- Toàn bộ bài giảng bằng tiếng Anh, do Giáo sư Đức và Việt Nam giảng dạy.
- Chương trình tích hợp kiến thức chuyên môn của 3 nhóm ngành:
o Logistics, chuỗi cung ứng, Kinh tế và Quản trị kinh doanh
o Quy hoạch giao thông, kỹ thuật đường sắt-Metro, đường cao tốc, quản lý khai thác đường và mặt đường
o Kỹ thuật cơ khí giao thông, công nghệ chế tạo xe, kỹ thuật điều khiển tín hiệu giao thông
- Thời gian học: toàn thời gian trong 4 học kỳ (2 năm).
Lợi điểm của chương trình:
- Bằng cấp quốc tế có uy tín của ĐH Tổng hợp Darmstadt (Đức).
- Cơ hội nhận học bổng của Quỹ trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) sang trường ĐH Darmstadt làm luận văn trong 6 tháng (Kỳ 4).
- Cơ hội học bổng của Trường ĐH Việt Đức, Quỹ khuyến học Toon van der Hoorn (3,600 EUR cho 2 năm học), các công ty Đức tại Việt Nam.
- Cơ hội chuyển lên làm Nghiên cứu sinh tiến sỹ tại ĐH Việt Đức và các trường đại học đối tác ở Đức.
- Kỹ năng tiếng Anh xuất sắc (học viên phải đạt chứng chỉ IETLS tối thiểu 6.0 trước khi tốt nghiệp)
- Cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp Đức và nước ngoài khác để nâng cao kỹ năng thực hành và các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, ngoại ngữ)
- ĐH Việt Đức sẽ giới thiệu cơ hội việc làm tại các công ty Đức, Nhật Bản và châu Âu (sau khi học viên tốt nghiệp)
Đăng ký tuyển sinh online tại: http://www.vgu.edu.vn/vi/dao-tao/bac-cao-hoc/giao-thong-van-tai/application/d/application/
tài
cặp
dục
vẫn
Bằng
quần
giáo
thông
Giới Trẻ
Thạc
hoạch
CHLB
Tin cùng chuyên mục