Tái hiện trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m
Đây là một sản phẩm hết sức công phu, mang lại cho người xem một góc nhìn tổng quan có cả chiều rộng lẫn chiều sâu về một trận chiến vang danh lịch sử. Toàn bộ công trình được thiết kế, xây dựng bởi thầy Tín cùng các cộng sự mà đa phần là học trò cũ.
“Sa bàn trận Bạch Đằng là thành phần quan trọng và hoành tráng nhất trong dự án xây dựng phòng trưng bày lịch sử thời Trần. Ngoài sa bàn trận Bạch Đằng, phòng trưng bày còn giới thiệu nhiều hình ảnh liên quan, một số cổ vật dưới dạng mô hình được chế tác lại dựa trên sản phẩm gốc”, thầy Tín chia sẻ.
Thật vậy, trong một căn phòng rộng 175 mét vuông, dưới bàn tay “ma thuật” của thầy Tín thì mọi thứ được sắp xếp thật khoa học. Vừa bước vào cửa, bên trái là hình ảnh những vùng đất gắn liền với thời Trần, cứ thế người xem có thể di chuyển dần qua phải để tìm hiểu thông tin của 3 trận chiến chống quân Nguyên - Mông, cùng hình ảnh các tượng đài Trần Hưng Đạo từ Bắc chí Nam cũng như các đền thờ của ông. Còn ngay trung tâm chính là sa bàn trận Bạch Đằng rộng 4,9 mét, sâu 3,1 mét.
Toàn cảnh sa bàn trận Bạch Đằng.
Cũng theo thầy Tín, toàn bộ thời gian để hoàn thành phòng trưng bày, trong đó đã tính cả sa bàn trận Bạch Đằng là khoảng 6 tháng. Riêng về sa bàn, việc xây dựng phần phông nền đã phải tốn tới 3 tháng.
Đến hiện tại, dự án chưa hoàn chỉnh, nhưng thầy Tín khẳng định: “Chắc chắn sẽ hoàn thành xong trước rằm (tức trước ngày 8/9 - PV). Sau đó 3 ngày, sẽ có buổi lễ khánh thành vào ngày 11/9”.
Tuy nhiên, về cơ bản mọi thứ đã hoàn thành, chỉ cần cắm thêm cọc - mô phỏng cho việc quân ta sử dụng cọc và thủy triều để làm chìm thuyền địch, sau đó đổ nước vào và đóng kín lại bằng mặt kính. Song để phục vụ công tác tu dưỡng, sửa chữa về sau thì không thể thiếu cánh cửa đi vào từ bên hông sa bàn.
Thầy Tín hướng dẫn các cộng sự cũng là học trò cũ cách cắm cọc lên sa bàn.
Thầy Tín cho biết thêm: “Mọi thứ được thực hiện dựa trên tư liệu lịch sử, kể cả số lượng quân ta và quân địch cũng phải có sự tương quan như ghi chép trong lịch sử. Nếu có ai bảo “quân ta lấy ít địch nhiều” là chưa chính xác, bởi vì quân ta dù sử dụng tàu, thuyền nhỏ nhưng lực lượng cũng rất đông mới có thể đẩy địch vào bãi cọc và khiến địch sập bẫy. Từ đó, thầy Tín ước chừng số lượng mô hình con người đã dùng trong sa bàn là trên một ngàn.
Theo anh Cao Phong, một học trò của thầy Tín tại Trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM, và là một trong những người trực tiếp tham gia chế tác dự án: “Các hình người được làm theo khoảng 50 mẫu khác nhau. Quá trình thực hiện bao gồm lên bản vẽ, thiết kế khuôn, đúc và ghép. Tuy nhiên, do việc đúc các bộ phận của con người riêng biệt nên khi ghép lại có một số nhầm lẫn. Nhưng đó không phải là vấn đề vì khi ghép hình người này với tay, chân khác một cách hợp lý thì vẫn sẽ có được một mô hình người chuẩn”.
Trong khi con người được làm từ nhựa mô hình thì thuyền được làm bằng gỗ balsa, cánh buồm làm bằng vải, tất cả được sơn bằng màu acrylic, sơn mô hình và sơn dầu. Cọc thì được làm bằng gỗ cây bình thường, nhưng chia làm 3 nhóm tương ứng với chiều cao và khoảng cách gần, xa, được cắm chếch về phía trước.
Được biết, đây là một công trình có vốn đầu tư. Mặc dù không thể chia sẻ số liệu cụ thể, nhưng thầy Tín cho biết: “Tính toán lại thì thấy lỗ rồi, nhưng thấy thích nên vẫn cứ vui vẻ làm thôi, không vấn đề gì cả!”.
Thuyền địch to lớn, nhưng bị bao vây bởi thuyền ta.
Quân ta đánh lên thuyền địch.
Các nghệ nhân phải tỉ mỉ dán từng chi tiết nhỏ nhất.
Quân lính đánh nhau trên thuyền địch.
Anh Cao Phong, học trò cũ của thầy Tín đang tạo gợn sóng.
Những mô hình người hết sức sống động.
Có cả lửa bốc lên.
Một số cổ vật thời Trần được mô phỏng lại.
Thuyền ta nhỏ bé nhưng đã chiến thắng quân xâm lược.
dại
trọng
đang
tài
Trấn
hình
lịch
Sự
Hiền
Tin Tức Trong Ngày
Bạch
Tin cùng chuyên mục