10/10/2014 09:26

Sổ liên lạc điện tử “móc túi” phụ huynh

Chủ trương của Bộ GD&ĐT khi triển khai sổ liên lạc điện tử là nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường - giáo viên (GV) - phụ huynh trong việc giáo dục học sinh (HS). Chủ trương này nhận được sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh HS cũng như GV chủ nhiệm lớp. Chỉ cần một cái nhấp chuột, mọi thông tin về kết quả học tập với từng điểm số cụ thể, số ngày nghỉ học cũng như kết quả rèn luyện của HS sẽ được hiện ra trên màn hình máy tính sau khi dữ liệu được GV chủ nhiệm cập nhật trên website của trường.

Tại Điểm d, Điều 4 của Công văn 6071/BGDĐT-CNTT: ...Đăng tải tất cả các mẫu đơn hành chính, mẫu đơn dịch vụ công (như đơn xin vào lớp đầu cấp, nếu có); tra cứu kết quả học tập và điểm thi trực tuyến miễn phí trên website (thay vì triển khai dịch vụ tin nhắn điểm qua điện thoại di động)”.

Thậm chí nội dung này được nhắc lại một lần nữa tại điểm c, Điều 5, Công văn 5041/BGDĐT-CNTT của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ CNTT năm học 2014 - 2014 vào ngày 19/9 vừa qua: "...Phụ huynh, HS có thể xem miễn phí thông báo kết quả học tập, rèn luyện (sổ liên lạc điện tử) trên website và các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng...) thay vì triển khai dịch vụ tin nhắn di động có thu phí.

Vậy nhưng trên thực tế thì khác. Khảo sát qua một số website của các trường học, một điều dễ nhận thấy là phần nội dung “tra cứu kết quả học tập” không có trên thanh công cụ. Trong khi đó, website của một số trường có mục tra cứu kết quả học tập thì khi nhấp chuột vào sẽ dẫn đến một liên kết hướng dẫn đăng ký dịch vụ qua đầu số ngắn hoặc qua mạng Internet.

Ở các trường học tại Nghệ An, với những quy định của đơn vị cung cấp dịch giải pháp hệ thống quản lý mạng giáo dục Việt Nam (vnEdu) thì phụ huynh phải mất phí để biết kết quả học tập, rèn luyện của con em mình. Với hình thức đăng kí sổ liên lạc điện tử hay truy cập qua website của nhà trường, phụ huynh đều phải mất tiền, số tiền từ 40.000 đến 110.000 đồng/1 năm tùy theo gói dịch vụ.

Website của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cũng không có mục nào về tra cứu kết quả học tập.
Website của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cũng không có mục nào về tra cứu kết quả học tập.

Với gói dịch vụ HS1, phụ huynh sẽ được hệ thống đầu số ngắn tự động gửi tin nhắn SMS về kết quả học tập, tính chuyên cần và thông báo các nội dung đột xuất hàng tuần (phí đăng kí dịch vụ 15.000 đồng). Khi phụ huynh bỏ ra 60.000 (gói cước bán lẻ 90.000 đồng đối với thuê bao nội mạng) hoặc 80.000 (gói cước bán lẻ 110.000 đồng đối với ngoại mạng) để đăng kí dịch vụ nhận kết quả qua tin nhắn điện thoại mới được cung cấp miễn phí truy cập bằng Iternet và MyTV.

Với gói HS2, phụ huynh sẽ truy cập kết quả học tập, rèn luyện của con qua Internet hoặc MyTV. Giá dịch vụ của gói cước này là 40.000 đồng (gói cước bán sỹ) và 60.000 đồng (gói cước bán lẻ). Phụ huynh sẽ được cung cấp account/passwword truy cập.

Sự việc này khiến phụ huynh học sinh hết sức bức xúc. Một phụ huynh có con học tại một trường THPT ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) nói: “Vừa rồi cháu nhà tôi có mang về một tờ rơi quảng cáo của VNPT Nghệ An về việc đăng kí số liên lạc điện tử để nhận kết quả học tập, rèn luyện của cháu qua điện thoại. Theo tờ rơi đó thì phụ huynh sẽ phải đóng từ 90.000 - 110.000 đồng/năm tùy thuộc vào số thuê bao nội mạng hay ngoại mạng. Thật vô lý, bây giờ người ta còn mang cả nhu cầu chính đáng của phụ huynh ra để kinh doanh. Trước đây các cháu mang sổ liên lạc về, trong sổ thầy giáo cũng nhận xét cụ thể rồi, giờ họ lại “đẻ” ra cái này để móc túi phụ huynh”.

“Lãi không đáng bao nhiêu, có vài ba tỷ...”

Theo đó, ngày 27/8/2014 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Công văn 6272/UBND-CN về việc chấp thuận cho triển khai hệ thống quản lý mạng giáo dục Việt Nam (vnEdu) và dịch vụ Sổ liên lạc điện tử trong hệ thống giáo dục tỉnh Nghệ An (sau khi có đề nghị của Sở TT-TT và Sở GD&ĐT). Tại Công văn này, UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận cho Viễn thông Nghệ An cung cấp giải pháp hệ thống quản lý mạng giáo dục Việt Nam trong toàn bộ hệ thống ngành GD&ĐT Nghệ An bao gồm Sở GD-ĐT, các Phòng GD&ĐT, các trường THPT, THCS, TH, MN và TTGDTX; chấp thuận cho VNPT Nghệ An triển khai dịch vụ Sổ liên lạc điện tử (vnEdu) trong hệ thống giáo dục tỉnh Nghệ An kể từ năm 2014-2015.

Tuy nhiên, cũng theo ông Hồ Anh Tuấn, các website do đơn vị này cung cấp miễn phí cho các trường học, các cơ sở giáo dục đã được thử nghiệm từ trước đó và đến khi có Công văn 6271 của UBND tỉnh thì mới được triển khai đại trà và đồng bộ trên toàn tỉnh. Bằng việc này, VNPT đã khai thác những dữ liệu của ngành Giáo dục để “bán” lại cho phụ huynh.

“Thực tế thì dịch vụ Sổ liên lạc điện tử qua đầu số ngắn của VNPT Nghệ An chỉ thu của phụ huynh tầm trên dưới 100 nghìn đồng, như vậy tính ra mỗi tháng cũng chỉ có 10.000 đồng. Nhưng hiện nay cũng mới chỉ có vài ba trường triển khai, số lượng phụ huynh tham gia cũng không đáng kể. Cái này chúng tôi không bắt buộc phụ huynh mà họ có thể tham gia, có thể không”, ông Hồ Anh Tuấn khẳng định.

Tuy nhiên, trên thực tế đang diễn ra thì phụ huynh nếu không tham gia đăng ký sổ liên lạc qua đầu số ngắn hoặc qua mạng Internet thì chỉ có cách đến trường hỏi GV chủ nhiệm bởi các thông tin này không được đăng tải trên website của trường! Ông Hồ Anh Tuấn cho biết thêm, ngành viễn thông triển khai hệ thống quản lý giáo dục và sổ liên lạc điện tử là một cách đầu tư cho ngành Giáo dục và việc đầu tư này là phi lợi nhuận chứ “mỗi năm lời lãi vài ba tỷ, so với vài chục nghìn tỷ lợi nhuận của ngành viễn thông thì lãi không đáng bao nhiêu”.

Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến các công văn của Bộ GD-ĐT về việc cung cấp miễn phí kết quả học tập, rèn luyện của HS cho phụ huynh, ông Hồ Anh Tuấn cho biết ông không nắm được những văn bản này.

Hoàng Lam

Xem thêm :giáo dục Việt Nam, điện thoại, internet, phụ huynh, liên lạc, công văn, hồ anh tuấn, học tập, đăng kí sổ liên lạc điện tử, thu phí sổ liên lạc điện tử, truy cập kết quả học tập, Viễn thông Nghệ An,


Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves

Tags:

túi

từ

phụ

điển

sở

mộc

liên

Giới Trẻ

Huỳnh

lắc

Tin cùng chuyên mục









Tin đọc nhiều nhất