Scandal dầu ăn bẩn liên tiếp bị phanh phui
Đây không phải là vụ việc duy nhất liên quan đến dầu ăn bẩn, chiết xuất từ chất thải. Năm 2010, Chinadaily từng dẫn lời ông He Dongping, chuyên gia về khoa học thực phẩm thuộc Đại học bách khoa Wuhan (Trung Quốc) cho biết, trong 22,5 triệu tấn dầu ăn người dân nước này tiêu thụ hàng năm thì có khoảng từ 2 đến 3 triệu tấn là dầu ăn đã qua sử dụng, tức cứ 10 bữa ăn của người dân Trung Quốc thì có một bữa dùng dầu ăn phế thải. Chúng thường là dầu ăn thải loại từ các nhà bếp đã được tinh chế, chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin".
Cũng theo nghiên cứu của He và cộng sự, việc kinh doanh dầu ăn bất hợp pháp này mang lại lợi nhuận rất lớn. "Chi phí để làm ra một tấn dầu bẩn chỉ khoảng 300 tệ (khoảng 800.000 đồng Việt Nam). Một thùng dầu ăn như thế này có thể lãi khoảng 70-80 tệ. Như vậy, dù chỉ bán bằng một nửa giá dầu ăn bình thường, bạn vẫn có thể kiếm được khoảng 10.000 tệ một tháng", ông He cho biết.
Trang tin ChinaSmack thậm chí còn chụp được loạt ảnh đáng sợ tại một cơ sở chế biến dầu ăn từ nước thải, nước cống. Theo đó, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, rồi lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng.
Năm 2011, cơ quan thông tấn Trung Quốc tiết lộ một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu ăn đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải. Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày.
Nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải. Cũng theo các tờ báo này, dầu bẩn đi vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và các nhà phân phối theo những kênh bất hợp pháp và thậm chí lên cả kệ hàng của các siêu thị.
Tờ Beijing Times đã gửi mẫu những loại dầu tái chế từ một vài nhà máy ở hai tỉnh nói trên tới Trung tâm Kiểm tra và Giám sát an toàn thực phẩm quốc gia Trung Quốc. Điều ngạc nhiên là hai chai mẫu đã đạt tiêu chuẩn về các chỉ số chung cho dầu ăn làm từ thực vật và động vật.
Wang Ruiyuan, Phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.
Tại Việt Nam, đến nay chưa phát hiện cơ sở nào chế biến dầu ăn từ nước, rác thải hay nước cống, song nhà chức trách cũng phanh phui không ít cơ sở chế biến dầu mỡ từ mỡ bẩn bèo nhèo gom về từ các chợ, các cửa hàng hoặc tái chế lại từ dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần...
Thuận An
Đời Sống
bạn
dâu
bị
tiếp
liên
phanh
scandal
phui
Tin cùng chuyên mục