Sặc miếng bánh, cụ ông tử vong
Theo các bác sĩ, dị vật đường thở là tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được cấp cứu kịp thời. Tình huống này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Khi dị vật đường thở xảy ra thì người nhà cần nhanh chóng cấp cứu tại chỗ bằng thao tác J. Heimlich.
Có 2 tình huống nạn nhân tỉnh và nạn nhân bất tỉnh.
- Nạn nhân tỉnh: Có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn dưới xương ức.
Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Một động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
- Nạn nhân bất tỉnh: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm. Người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này. Làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
Để phòng dị vật đường thở, không nên để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi vào miệng ngậm và mút. Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa... Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Người lớn cần tránh thói quen ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc. Người lớn tuổi khi ăn phải xé nhỏ thức ăn, tránh ăn cả miếng lớn.
Long Nhật
Đời Sống
bánh
vòng
từ
sắc
ông
miệng
Cứ
Tin cùng chuyên mục