23/06/2014 17:17

Lưu ý khi dùng miếng dán chống say xe

 

Loại thuốc điều trị xuyên da và các tác dụng phụ

 

Miếng băng dán (hay còn gọi là cao dán) dùng dán lên da sau tai để chống say tàu xe. Khác với các loại cao dán thông thường chỉ có tác dụng ngay tại chỗ dán, miếng dán chống say tàu xe là loại có tác dụng toàn thân hay còn gọi là băng dán xuyên da (có tác dụng không khác gì thuốc uống).

 

Sau khi dán lên da khô phía sau tai, các thành phần thuốc trong miếng dán sẽ thấm dần xuyên qua da vào máu và phát huy tác dụng toàn thân (còn gọi là hệ điều trị xuyên da - transdermal therapeutic system, viết tắt là TTS). Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn.

 

Khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da (vùng sau tai), thuốc sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.

 

 Nên dán vào vùng da khô sau tai để có hiệu quả chống say tàu xe tốt hơn.

Nên dán vào vùng da khô sau tai để có hiệu quả chống say tàu xe tốt hơn.

 

Ưu điểm của miếng dán là tiện sử dụng, không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như thuốc uống, có thể cung cấp dược chất một cách liên tục, không phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày, khi muốn ngưng điều trị, chỉ cần bóc bỏ miếng dán ra khỏi da là được. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là dạng thuốc băng dán xuyên da này có thể gây các tác dụng phụ rất khó chịu.

 

Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, miếng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng phụ gọi là liệt đối giao cảm (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)...

 

Những lưu ý khi sử dụng

 

Nên dán miếng dán vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 giờ trước khi lên xe bởi đó là thời gian cần thiết để các dược chất trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng (nếu sáng hôm sau khởi hành thì nên dán vào ngay buổi tối trước khi đi để thuốc có đủ thời gian thẩm thấu). Không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất này và có thể gây ngộ độc.

 

Cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán... để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. Nhiều người có tâm lý dán thật nhiều thì tác dụng mới nhanh và lâu nên thường sử dụng một lúc 2 - 3 miếng dán hoặc sử dụng cùng lúc với thuốc uống.

 

Việc làm này rất phản khoa học, thường gây ra những phản ứng ngược, nảy sinh các tác dụng phụ bởi khi tung ra thị trường, nhà sản xuất đã tính toán được liều lượng thuốc tốt nhất có trong miếng dán, phù hợp với thể trạng của người sử dụng. Khi dùng nhiều miếng dán cùng lúc, thuốc sẽ ngấm hết qua da, thẩm thấu vào máu với liều lượng rất cao.

 

Khi đó, người sử dụng đang ở trong tình trạng dùng thuốc quá liều, các tác dụng phụ rất khó tránh khỏi và sẽ nặng hơn, thậm chí nguy kịch vì ngộ độc thuốc. Tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe.

 

Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, tình trạng quá liều luôn thường trực, tai biến, ngộ độc do thuốc luôn cận kề, chưa kể những tương tác thuốc sẽ khiến cơ thể phải chịu những hậu quả khó lường.

 

Không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em từ 8 - 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. Khi đang dán miếng dán chống say xe xuyên da mà cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệu chứng đã kể ở trên thì phải ngưng ngay bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da.

 

Nếu thấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám bác sĩ và kể rõ việc dùng thuốc để bác sĩ xử trí. Sau khi dán hoặc gỡ miếng băng dán, nên rửa tay thật kỹ để thuốc không dính vào đồ ăn, thức uống vô tình được đưa vào cơ thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi mà nên bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em.

 

Theo DS Hoài Thanh

Sức khỏe và Đời sống

Xem thêm :ngộ độc, đồ ăn, đời sống, hoài thanh, dạng thuốc, say tàu xe, sử dụng, miếng dán chống say tàu xe, dùng miếng dán chống say xe, miếng dán xuyên da, tác dụng phụ, tĩnh mạch,


Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags:

Nữ Giới

chống

Đàn

Dùng

miệng

lưu

Tin cùng chuyên mục






Sao Việt báo tin vui đầu năm: Hoa hậu Thuỳ Tiên có bạn trai?

Ngày 5/2, Vũ Cát Tường khiến người hâm mộ vỡ òa khi chính thức thông báo đã cầu hôn thành công bạn gái. Trên trang cá nhân, giọng ca Từng Là hạnh phúc chia sẻ loạt khoảnh khắc đầy ý nghĩa bên người thương, đính kèm dòng trạng thái cực ngọt: "Trên đỉnh Bạch Mộc, em nói: 'Em là gia đình của anh'. Trên đỉnh Ngoạ Long, em nói: 'Em đồng ý!'".


Bạn gái Vũ Văn Thanh khoe eo 57 cm, chuẩn nàng Wags nóng bỏng nhất 2025

Bích Hạnh và Văn Thanh dính tin đồn hẹn hò từ năm 2023 nhưng chưa từng công khai quan hệ. Bích Hạnh thường xuyên bị khán giả bắt gặp tại khán đài các trận đấu có Vũ Văn Thanh tham gia và ngồi kế bên quản lý của nam cầu thủ. Thậm chí, Vũ Văn Thanh còn lộ ảnh lên xe của bạn gái tin đồn để về nhà sau trận đấu.


Doãn Quốc Đam, Mai Phương Thuý gặp hạn sức khoẻ ngay đầu năm mới

Sáng 7/2, Hoa hậu Mai Phương Thúy có dòng trạng thái gây chú ý về cuộc sống cá nhân trên mạng xã hội. Cụ thể, cô chia sẻ: "Hầu hết thời gian tôi chỉ là một đứa bé, nổi cơn thịnh nộ, đập phá đồ đạc, khóc lóc vì cảm thấy mình không được lắng nghe và không được chăm sóc…".


Tin đọc nhiều nhất