18/01/2024 08:59

Loại củ mọc hoang ở núi đá, chữa nhiều bệnh nhưng dễ gây ngộ độc

Củ bình vôi được xem là "khắc tinh" của bệnh mất ngủ. Tuy là vị thuốc nhiều công dụng nhưng nếu dùng quá liều, người bệnh có thể bị ngộ độc, thậm chí nặng đến mức hôn mê.

Nhà tôi có mua cây bình vôi về làm bonsai, rất đẹp mắt. Nhiều người nói củ của cây này còn dùng làm thuốc. Bác sĩ có thể cho biết công dụng và cách làm thuốc? (Văn Ba, 68 tuổi, Đồng Nai).Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tư vấn:

Cây bình vôi là một cây dạng dây leo, có lá hình tim. Gốc thân phình thành củ, nằm nửa chìm nửa nổi trong khe đá hay chìm trong đất. Loại cây này hay mọc hoang ở vùng núi đá hay núi đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc hoặc khu vực đất cát.

Những cây từ núi đá thường có phần củ, lá to và chất lượng hơn. Kích thước củ có thể nặng đến vài chục kg tùy loài, còn được gọi là cây ngải tượng. Củ cũng chính là bộ phận dùng làm thuốc, phải bào chế mới sử dụng được.

Thông thường, người ta sẽ cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng trước khi ép chiết lấy tinh chất; ngâm rượu; phơi, sấy khô; cà thành bột.

Loại củ mọc hoang ở núi đá, chữa nhiều bệnh nhưng dễ gây ngộ độc

Cây bình vôi là vị thuốc "khắc tinh" của bệnh mất ngủ. Ảnh: ĐHYD TP.HCM.

Theo y học hiện đại, thành phần hóa học của củ bình vôi chứa chủ yếu là các alkaloid như rotundin, cycleanin, stepharin, roemerin.

Rotundin có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau rõ rệt; cycleanin có tác dụng kháng viêm; roemerin có tác dụng gây tê tại chỗ; stepharin kháng cholinesterase. Từ đó, các chế phẩm thuốc từ củ bình vôi có tác dụng duy trì trạng thái thư giãn, an thần, trị mất ngủ.

Theo y học cổ truyền, cây bình vôi có vị đắng ngọt, tác dụng an thần, bổ phế, trấn kinh, khắc phục được các chứng suy nhược, thất miên...

Do đó, vị thuốc này được xem là "khắc tinh" của bệnh mất ngủ, giúp chữa mất ngủ do căng thẳng, stress, áp lực công việc, chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên và hỗ trợ chữa viêm đau khớp do gout.

Tuy nhiên, củ bình vôi cũng có thể gây nguy hiểm nếu dùng quá liều hoặc không có chỉ định của bác sĩ. Do vị thuốc có tính chát an thần gây ngủ nên người lái xe hoặc làm việc trên cao, hoặc những công việc liên quan máy móc cần thận trọng khi dùng.

Hoạt chất roemerin có trong củ bình vôi nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Vì thế, người có tiền sử biến cố tim mạch, rối loạn nhịp tim cần cẩn trọng. Người cao tuổi mất ngủ kinh niên, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú… cũng cần hết sức chú ý.

Trong củ bình vôi có một ít độc tố, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn. Chỉ dùng 30g bình vôi 1 ngày, trên 30g có thể gây ngộ độc.

Hiện nay, thị trường có khá nhiều sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ củ bình vôi. Dùng quá liều các chế phẩm này có thể gây ngộ độc với biểu hiện: buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt, thậm chí kích thích, vật vã, tức ngực, trống ngực, chân tay bủn rủn, hôn mê…

Loại củ mọc hoang ở núi đá, chữa nhiều bệnh nhưng dễ gây ngộ độc

Loại trái cây 'thu gom' độc tố, hỗ trợ phòng chống ung thưĐu đủ được mệnh danh là chúa tể của các loại trái cây, giúp cung cấp vitamin A, các chất phòng ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt.

tin liên quan

Bình luận

Tags:

Củ bình vôi

Tin cùng chuyên mục