28/05/2022 05:39

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Với đợt bùng phát dịch lớn chưa từng có tại châu Âu, sự trở lại của đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bị xóa sổ hơn 40 năm trước, đang dấy lên nhiều mối lo ngại cho nền y tế toàn cầu.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus có "họ hàng" với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra.

Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus. Virus này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như thủy đậu nhưng bệnh cảnh thường nhẹ hơn.

Theo CDC Hoa Kỳ, bệnh đậu mùa khỉ lần đầu được phát hiện vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. Khi đó chúng mắc chứng bệnh giống như đậu mùa.

Tuy nhiên, khỉ có thể không phải là loài gây ra các đợt bùng phát và vẫn chưa xác định được ổ chứa tự nhiên của bệnh đậu mùa ở khỉ, mặc dù WHO cho biết nhiều khả năng là loài gặm nhấm.

Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc thông tin: "Ở châu Phi, bằng chứng về sự lây nhiễm virus đậu mùa ở khỉ đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật bao gồm: sóc dây, sóc cây…".

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Từ đó, các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận trên người tại các quốc gia Trung và Tây Phi.

Vì vaccine đậu mùa có hiệu quả 85% với bệnh đậu mùa khỉ, nên căn bệnh này cũng đã bị xóa sổ cùng với bệnh đậu mùa vào năm 1980, nhờ thành công của chương trình tiêm chủng vaccine đậu mùa. Sau đó, bệnh chỉ xuất hiện rải rác, lây truyền ít hơn, gây các triệu chứng nhẹ và ít nguy hiểm tới tính mạng của người mắc.

Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được báo cáo bên ngoài châu Phi có liên quan đến việc nhập khẩu động vật có vú bị nhiễm bệnh vào Hoa Kỳ vào năm 2003.

Gần đây hơn, vào năm 2018 và 2019, hai du khách đến Vương quốc Anh, một từ Israel và một từ Singapore đã được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ. Cả 2 bệnh nhân đều có lịch sử du lịch ở Nigeria, nơi ghi nhận một đợt bùng phát lớn vào thời điểm đó.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) là cơ quan y tế đầu tiên ở Châu Âu báo cáo công khai một trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ vào ngày 7/5. Đó là một người có tiền sử bay đến Vương quốc Anh từ Nigeria.

Ngày 20/5, WHO đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ khi nhiều quốc gia châu Âu đã ghi nhận người mắc căn bệnh này.

Đến ngày 25/5, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh, 117 ca nghi ngờ tại 19 quốc gia, trong đó có Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ... Đây đều không phải là vùng lưu hành của virus đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Bỉ đã áp dụng chế độ cách ly bắt buộc trong 3 tuần đối với bệnh nhân đậu mùa khỉ. Đây cũng là quốc gia đầu tiên áp dụng cách ly bắt buộc đối với người mắc bệnh này. Trong khi đó, giới chức y tế Anh hiện đang khuyến cáo những người tiếp xúc "có nguy cơ cao" với bệnh nhân nhiễm bệnh cũng nên tự cách ly trong 21 ngày.

Theo WHO, các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang được tiến hành. Các trường hợp được báo cáo cho đến nay chưa có mối liên hệ du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh.

Đậu mùa khỉ hiếm khi xảy ra bên ngoài châu Phi, do vậy, đợt bùng phát hiện nay đang gây lo ngại. Tuy nhiên, các nhà khoa học không cho rằng, đợt bùng phát có thể tiến triển thành đại dịch như Covid-19.

Liên quan tới dịch bệnh này, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Đồng thời, Cục cũng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kịp thời cập nhật các thông tin về bệnh và các biện pháp ứng phó.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Bệnh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong khoảng 5 - 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Theo CDC Hoa Kỳ, biểu hiện của bệnh tương tự nhưng nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức. Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của 2 bệnh là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.

Đặc điểm chính của bệnh đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu, có xu hướng phát triển từ một đến ba ngày sau đó, thường bắt đầu trên mặt và sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Các tổn thương sẽ trải qua một quá trình từ dát đến sẩn, mụn nước, sau đó là mụn mủ và cuối cùng đóng vảy trước khi rụng.

Có hai chủng đậu mùa khỉ phổ biến. Đầu tiên là chủng Congo, biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%. Chủng thứ hai tập trung ở Tây Phi, ít nghiêm trọng, thường gây tử vong cho 1% người mắc bệnh. Hiện các bệnh nhân ở Anh mắc chủng đậu mùa Tây Phi.

Do đó, với vụ dịch hiện tại, hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Các cơ quan y tế cũng cảnh báo các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém…

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi hoặc miệng).

Sự lây truyền từ người sang người được cho là chủ yếu xảy ra qua các giọt đường hô hấp lớn, cần phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài.

Trước đây, trong y văn ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm (tiếp xúc với chăn, ga, gối, trải giường, quần áo, khăn mặt,… của người nhiễm bệnh). Y văn trước đây cũng chưa ghi nhận việc bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục hay không. Tuy nhiên, theo thông tin từ WHO, nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người lưỡng tính.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Tiến sĩ Susan Hopkins, cố vấn y tế chính của UKHSA, cho biết: "Một tỷ lệ đáng chú ý các trường hợp mắc đậu mùa khỉ gần đây ở Anh và châu Âu đã được tìm thấy ở nam giới đồng tính và lưỡng tính. Vì vậy, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo họ cảnh giác với các triệu chứng và tìm kiếm sự trợ giúp nếu có liên quan".

UKHSA cũng đã khuyến nghị việc đặc biệt chú ý đến các tổn thương trên cơ quan sinh dục.

Các nhà chức trách ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng cho biết các trường hợp được phát hiện mắc đậu mùa khỉ được ghi nhận của họ chủ yếu là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Đa phần các ca bệnh được phát hiện khi họ đi khám sức khỏe sinh dục.

Neil Mabbott, một chuyên gia về dịch bệnh tại Đại học Edinburgh cho biết: "Các trường hợp gần đây cho thấy một phương thức lây lan mới của bệnh. Theo đó, đậu mùa khỉ có khả năng lây lan qua đường tình dục".

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Keith Neal, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nottingham lại nêu quan điểm, sự lây truyền có thể không xảy ra qua hoạt động tình dục mà chỉ là "sự tiếp xúc gần gũi" xảy ra khi quan hệ tình dục.

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã lên tiếng lo ngại rằng, việc tập trung vào cộng đồng đồng tính nam và lưỡng tính có thể củng cố định kiến kỳ thị đồng tính và phân biệt chủng tộc, đồng thời nhấn mạnh rằng căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai.

CDC Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng: "Bất kỳ ai, bất kể khuynh hướng tình dục, đều có thể lây bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể, vết loét do bệnh đậu mùa ở khỉ hoặc các đồ dùng chung (như quần áo và giường) đã bị nhiễm mầm bệnh".

Các nhà khoa học nhận định rằng, căn bệnh này khó lây lan hơn so với dịch Covid-19. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa khỉ vẫn có thể trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không có vaccine phòng ngừa kịp thời.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Nhiều giả thuyết được đặt ra cho sự bùng phát trở lại của đậu mùa khỉ.

Trên thực tế trước đợt bùng phát dịch ở châu Âu, thời gian gần đây, ở châu Phi có sự gia tăng tỷ lệ người mắc mới đậu mùa khỉ gấp 20 lần so với trước đó. Một số ý kiến cho rằng, điều này là do con người ngày càng xâm phạm môi trường sống của các loài động vật.

Bên cạnh đó, một giả thuyết khác cho rằng, việc ngừng tiêm chủng bệnh đậu mùa vào năm 1980, sau khi nó được tuyên bố bị xóa sổ, đã khiến thế hệ sau đó không còn có kháng thể với đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Đậu mùa khỉ: Vì sao căn bệnh bị xóa sổ 40 năm trước khiến WHO họp khẩn?

Nội dung: Minh Nhật

Thiết kế: Thủy Tiên

28/05/2022

Tags:

Đọc báo

báo điện tử dantri

Tin cùng chuyên mục