Cứu sống bé gái 4 tuổi mắc bệnh dạ dày đôi hiếm gặp-Chăm sóc sức khỏe
“Trường hợp này nếu để lâu, nang phát triển to có thể chèn ép gây hẹp dạ dày, vì vậy các bác sĩ đã đã cắt bỏ dạ dày phụ cho bệnh nhi”, bác sĩ Hậu nói.
Bé gái được phẫu thuật thành công.
Mẹ cháu Nga kể, khi mang thai tháng thứ 6, các bác sĩ siêu âm chẩn đoán thai có nang sau dạ dày. Sau khi sinh con, bé siêu âm, kiểm tra thường kì hàng năm, kết quả vẫn thấy có nang ở vùng sau dạ dày. Do u nang kích thước nhỏ (đường kính 2-3cm), sức khỏe cháu tốt, không có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển nên các bác sĩ vẫn để theo dõi. Tuy nhiên, gần đây siêu âm phát hiện khối nang đã phát triển gần gấp đôi nên gia đình đưa cháu vào viện.
Theo TS. Bùi Đức Hậu, người trực tiếp mổ cho bệnh nhi, cháu Nga được đưa vào viện trước mổ khoảng 1 tuần. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và chụp CT ổ bụng xác nhận trẻ có một khối nang nằm sau dạ dày, trên tụy, dưới cơ hoành nhưng không rõ nguồn gốc.
“Theo kinh nghiệm lâm sàng, chúng tôi nghĩ ngay đến nang dạ dày đôi và quyết định phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi, phòng trường hợp khối nang phát triển gây chèn ép, dẫn đến hẹp dạ dày”, bác sĩ Hậu chia sẻ.
Qua chẩn đoán, các bác sĩ kết luận dạ dày phụ nằm ở mặt sau dạ dày chính, có thành chung nhau nhưng không thông với dạ dày chính. Chính vì vậy nang dịch này chỉ tiết dịch làm kích thước tăng dần mà chưa gây ảnh hưởng gì. Các bác sĩ đã cắt bỏ dạ dày phụ cho bệnh nhi. Sau mổ 4 ngày, cháu bé hoàn toàn ổn định về sức khỏe.
Theo TS Hậu, đường tiêu hóa đôi là một dị dạng bẩm sinh rất ít gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, từ thực quản đến dạ dày, tá tràng, ruột non và đại trực tràng, song hay gặp nhất ở vị trí từ ruột non sang ruột già (cuối hồi tràng). Trong số các dị dạng đường tiêu hóa đôi, dạ dày đôi đặc biệt hiếm gặp.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm tiếp nhận khoảng hơn 10 ca bị bệnh đường tiêu hóa đôi (nang ruột đôi), chủ yếu gặp ở cuối ruột non. Phần lớn trẻ đến viện vì lí do đau bụng rồi tình cờ phát hiện ruột đôi qua siêu âm. Riêng dạ dày đôi là bệnh lý hiếm gặp hơn, hơn 10 năm qua, bác sĩ Hậu mới gặp 5 ca. Trong số đó, hầu hết bệnh nhân thường đến sớm, trong những tháng đầu sau sinh. Bệnh nhân có biến chứng chảy máu tiêu hóa, viêm ứ mủ và thủng dà dạy phụ, đã phải mổ cấp cứu.
Nữ Giới
gái
bệnh
đậy
khoe
song
Cứu
tuổi
hiếm
đà
sức
mặc...
đời
Sốc
gặpChăm
Tin cùng chuyên mục