Chuyên gia: Tòa quốc tế không thể ngăn TQ ở Biển Đông
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chuyên gia luật biển quốc tế Jay Batongbacal, Viện trưởng Viện Luật Biển và Hàng hải thuộc Đại học Philippines đã nhận định rằng với cách hành xử mà Trung Quốc đang thể hiện, việc sử dụng các biện pháp pháp lý “sẽ chẳng ích gì”.
Chuyên gia luật biển quốc tế Jay Batongbacal
Tuyên bố trên của ông Batongbacal được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động đào đắp nhằm xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời cử tàu tuần tra thường xuyên lởn vởn xung quanh để ngăn cản, quấy rối lực lượng thực thi pháp luật của Philippines.
Chuyên gia Batongbacal cho rằng thứ thực sự đang “vô hiệu hóa” vụ kiện của Philippines chính là những chính sách thực tế mà Trung Quốc đang áp dụng trên Biển Đông, trong đó đáng chú ý là “chiến lược cải bắp”.
Tờ New York Times của Mỹ định nghĩa “chiến lược cải bắp” của Trung Quốc là “bao bọc khu vực tranh chấp bằng hàng loạt tàu cá, tàu kiểm ngư, tàu hải cảnh, tàu hải quân giống như từng lớp lá của chiếc cải bắp”.
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi một tàu Philippines trên Biển Đông
Theo ông Batongbacal, với việc áp dụng “chiến lược cải bắp” này, Trung Quốc dần dần sẽ chiếm giữ và kiểm soát các khu vực tranh chấp trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền của họ, bất chấp việc tòa án quốc tế có ra phán quyết như thế nào đi chăng nữa.
Điều này đồng nghĩa với việc Philippines có thể có lợi thế trên cuộc chiến pháp lý, nhưng trên thực địa, Trung Quốc mới là kẻ “trên cơ”, khiến Manila không thể làm được gì. Theo ông Batongbacal, cho dù Philippines có thắng trong vụ kiện, Bắc Kinh vẫn cứ tiếp tục thực hiện chiến lược cải bắp, và cuối cùng Philippines sẽ thua trên thực địa.
Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một đảo nhân tạo trên Biển Đông
Ông Batongbacal nhận định rằng điều mà Trung Quốc đang muốn thể hiện là luật pháp quốc tế sẽ không có ích gì trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, và việc nhờ đến tòa án quốc tế phân xử là không đủ để có thể ngăn chặn các hành động của Bắc Kinh.
Chuyên gia pháp lý này nhận định rằng Trung Quốc đang “coi luật pháp quốc tế như một thứ công cụ” và họ có thể “bẻ cong công cụ đó tùy ý”. Điển hình của cách nhìn này là hành động kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam hoặc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, bất chấp các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc kéo vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 5
Bởi vậy, chuyên gia này cho rằng Philippines và các quốc gia trong khu vực chỉ nên coi việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như một phương tiện, một đòn bẩy để sẵn sàng hơn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Cũng theo ông Batongbacal, các nước cần phải chuẩn bị những chiến lược bổ sung khác để đối phó với tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, không nên chỉ dựa vào biện pháp trọng tài đối với tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Tin cùng chuyên mục
Sao Việt báo tin vui đầu năm: Hoa hậu Thuỳ Tiên có bạn trai?
Ngày 5/2, Vũ Cát Tường khiến người hâm mộ vỡ òa khi chính thức thông báo đã cầu hôn thành công bạn gái. Trên trang cá nhân, giọng ca Từng Là hạnh phúc chia sẻ loạt khoảnh khắc đầy ý nghĩa bên người thương, đính kèm dòng trạng thái cực ngọt: "Trên đỉnh Bạch Mộc, em nói: 'Em là gia đình của anh'. Trên đỉnh Ngoạ Long, em nói: 'Em đồng ý!'".
Bạn gái Vũ Văn Thanh khoe eo 57 cm, chuẩn nàng Wags nóng bỏng nhất 2025
Bích Hạnh và Văn Thanh dính tin đồn hẹn hò từ năm 2023 nhưng chưa từng công khai quan hệ. Bích Hạnh thường xuyên bị khán giả bắt gặp tại khán đài các trận đấu có Vũ Văn Thanh tham gia và ngồi kế bên quản lý của nam cầu thủ. Thậm chí, Vũ Văn Thanh còn lộ ảnh lên xe của bạn gái tin đồn để về nhà sau trận đấu.
Doãn Quốc Đam, Mai Phương Thuý gặp hạn sức khoẻ ngay đầu năm mới
Sáng 7/2, Hoa hậu Mai Phương Thúy có dòng trạng thái gây chú ý về cuộc sống cá nhân trên mạng xã hội. Cụ thể, cô chia sẻ: "Hầu hết thời gian tôi chỉ là một đứa bé, nổi cơn thịnh nộ, đập phá đồ đạc, khóc lóc vì cảm thấy mình không được lắng nghe và không được chăm sóc…".