Cẩn trọng với bệnh lõm ngực bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ khoa ngoại Lồng ngực - Mạch máu Đại học Y Dược kết luận bệnh nhân bị lõm ngực, yêu cầu nhập viện để phẫu thuật để chỉnh xương. Hiện tại, cậu bé 14 tuổi này đã được phẫu thuật đặt thanh nâng ngực thành công, sức khỏe dần hồi phục.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Bảo Luân, khoa Phẫu thuật Lồng Ngực - Mạch Máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, cho biết, những bệnh nhân bị lõm ngực như trên thường được phẫu thuật đặt thanh nâng ngực (phẫu thuật NUSS) để nắn xương phát triển theo hướng mới. Cho đến khi xương phát triển cứng, chắc thì trở lại bệnh viện để mổ lấy thanh nâng ngực ra. Khoảng thời gian chờ thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng phát triển của xương.
"Điều trị lúc trẻ còn nhỏ sẽ thuận lợi hơn và hiệu quả cao. Lúc này xương của bé mềm và tốc độ phát triển nhanh hơn nên xương vùng ngực bị lõm cũng dễ nắn chỉnh và mau cứng chắc hơn", bác sĩ nói.
Thực tế nhiều phụ huynh quá bận rộn với công việc nên không thường xuyên để ý đến những vấn đề sức khỏe của con. Do đó dễ bỏ qua các triệu chứng liên quan đến căn bệnh bẩm sinh này. Chị Thanh Nga (Bình Thạnh, TP HCM) cũng đưa con đến bệnh viện để phẫu thuật đặt thanh nâng ngực kể, một lần vô tình đọc những tài liệu về căn bệnh này mới thấy các triệu chứng giống hệt đứa con gái đầu của mình đang bị. "Tôi tranh thủ đưa cháu đi khám mới biết đúng là con bị lõm ngực bẩm sinh. Lo cháu lớn lên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, lại là con gái nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ vùng ngực nên gia đình tôi quyết định phẫu thuật cho cháu", chị Nga chia sẻ.
Tại Việt Nam, báo cáo của Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM và Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ, cụ thể là 4:1. "Triệu chứng điển hình của bệnh là ngực lõm sâu. Ở trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng, dễ nhiễm trùng hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí hen suyễn... Trẻ lớn mắc bệnh thường triệu chứng kín đáo hơn, cảm thấy nhanh mệt, khó thở khi vận động gắng sức", bác sĩ Luân lưu ý.
Giải thích thêm về căn bệnh này, bác sĩ Bảo Luân cho biết lõm ngực là một dạng dị tật bẩm sinh. Khi còn nhỏ rất khó phát hiện, nhưng lớn lên sẽ thấy rõ ngực của bệnh nhân ngày càng lõm xuống. Nghiên cứu tại Mỹ và châu Âu cho thấy cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có một trường hợp bị bệnh này, trong đó tỷ lệ nam/nữ là 3:1. Nguyên nhân bệnh hiện nay chưa xác định rõ, riêng các trường hợp di truyền chiếm khoảng 35-45%.
Néu thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, lõm ngực còn làm giảm đáng kể thể tích lồng ngực, từ đó hạn chế không gian cho tim và phổi phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiễm trùng hô hấp thường xuyên.
Riêng những bé gái mắc bệnh lõm ngực nhẹ (không ảnh hưởng đến tim, phổi mà chỉ mất thẩm mỹ) thì không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như khả năng sinh sản, mang thai, sinh nở. Trường hợp nặng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do đó nên điều trị sớm.
"Khi mang thai, nhu cầu chuyển hóa của cơ thể người phụ nữ đòi hỏi nhiều hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và mẹ. Bé gái bị lõm ngực thể nặng nếu không được điều trị, đến khi lớn lên, nhất là lúc mang thai thì các triệu chứng về tuần hoàn, hô hấp hạn chế sẽ biểu hiện rõ hơn, thai nhi cũng phát triển kém", vị bác sĩ khuyến cáo.
Thi Trân
Đời Sống
trọng
với
bệnh
ngực
sinh
nhờ
Cần
trẻ
băm
lỏm
Tin cùng chuyên mục