27/10/2014 10:44

Cách tính GDP của Việt Nam không giống thế giới

Cách tính GDP của Việt Nam không giống thế giới - 1

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh (Ảnh: VGP)

Thưa Bộ trưởng, đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải thốt lên là "tỉnh nào tôi đến làm việc, GDP đều từ 9-14% trong khi cả nước chỉ có 5,8%". Thủ tướng cũng khẳng định, cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay không đúng với thực tế và so với quốc tế thì không giống ai. Hơn ai hết, Bộ trưởng biết rằng số liệu thống kê quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vậy khi nào chúng ta có thể thống nhất các con số và cho người dân biết bức tranh thật nhất?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đúng là các nước trên thế giới không giống Việt Nam về cách tính GDP. Đa số các nước trên thế giới chỉ tính GDP ở tầm quốc gia, ít nước tính GDP cho vùng, địa phương. Về phương pháp tính GDP các địa phương cũng theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, theo tài khoản quốc gia, do vậy về phương pháp tính của địa phương và trung ương tính không khác nhau.

Tuy nhiên ở đây có mấy vấn đề. Thứ nhất là việc tính GDP ở các địa phương không chính xác, bởi vì có nhiều khoản bị tính trùng, sót. Ví dụ như ngân hàng, không thể phân bổ chi phí ngành chung mà chia cho 63 tỉnh thành, cho nên bị trùng.

Thứ hai là số liệu đầu vào ở các địa phương cũng không chính xác, nên quan điểm của chúng tôi là dần dần chỉ tính GDP của quốc gia.

Và để đánh giá tăng trưởng của các địa phương thì bắt đầu từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề án của Bộ KH&ĐT là địa phương sẽ cung cấp số liệu, Tổng cục Thông kê sẽ tính GDP cho các địa phương. Như vậy việc phân bổ chi phí mang tính toàn quốc gia sẽ sát, phù hợp hơn.

Tức là đến năm 2016 người dân sẽ được xem những con số thật về nền kinh tế?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Chúng ta sẽ có con số tăng trưởng của toàn quốc, còn các địa phương thì ở mức tương đối nhưng cũng sát hơn rất nhiều.

Tiếp theo là câu hỏi của một người dân ở Phú Yên: Thưa Bộ trưởng, 9 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ hơn 11 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôi có đọc báo và nghe đài được biết có nhiều dự án triệu đô, tỷ đô bị bỏ hoang. Ngay ở tỉnh tôi mấy năm trước cũng rầm rộ công bố có nhà đầu tư Mỹ làm dự án hàng chục tỷ USD nhưng cũng bị thu hồi giấy phép. Là Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng có thấy sốt ruột không?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: So với cùng kỳ năm trước chúng ta hụt hơn 25%. Tuy nhiên, chúng ta không nên, và thế giới cũng không so sánh việc thu hút FDI cùng kỳ năm nay so với cùng kỳ năm trước, bởi vì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc “bắc nước chờ gạo người”. 

Việt Nam làm hết mình tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất. Việc quyết định đầu tư không chỉ là mong muốn, nỗ lực của Việt Nam mà còn phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi họ phải chịu rất nhiều tác động của chính tập đoàn của họ, bị vỡ nợ, sa lầy vào những khó khăn khác. Vì vậy, có thể đánh giá đầu tư nước ngoài, nên đánh giá trong giai đoạn 5 năm thì phù hợp hơn.

Ví dụ năm 2013, đầu tư FDI của chúng ta tăng vọt lên đạt tới hơn 20 tỷ USD. Vì có những dự án lớn đã được các doanh nghiệp nghiên cứu rất nhiều năm và đến thời điểm 2013 thì đồng loạt xin cấp giấy chứng nhận đầu tư như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Samsunng…

Năm nay không có những dự án lớn như vậy thì chắc chắn chắn vốn FDI sẽ sụt giảm. Nhưng chúng tôi cũng tin tưởng là vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt mức 15-16 tỷ USD. Dù sao việc so sánh giảm 20 hay 25% là không chính xác.

Thưa Bộ trưởng, mới đây chúng tôi đọc báo được biết Bộ trưởng tuyên bố chính sách đầu tư công trung hạn sẽ xóa cơ chế xin cho. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn làm thế nào mà có thể xóa bỏ được cơ chế xin cho trong vấn đề đầu tư hay không?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Nhu cầu đầu tư của các bộ ngành rất lớn trong khi khả năng ngân sách rất hạn chế. Khi địa phương quyết định làm một dự án thì phải biết lấy tiền ở đâu, không thể ký quyết định đầu tư một dự án rồi trông chờ đi chạy vốn, từ đó tạo ra nhu cầu vốn lớn và bức xúc.

Để giải tỏa việc này thì điều đầu tiên là chúng ta phải xem có bao nhiêu tiền trong ngân sách ở Trung ương và địa phương. Từ đó, chọn ra những dự án quan trọng bậc nhất tạo sức lan tỏa cho cả vùng, cả nước thì đầu tư. Như vậy, tiền ít đầu tư hiệu quả.

Trước khi ký quyết định đầu tư cần phải xem dự án đó có hiệu quả thực sự không. Đầu tư trong một thời hạn, không kéo dài.

Một trong những vấn đề đổi mới để công khai minh bạch, hiệu quả hơn chính là kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Cần phải dự báo, tính toán được nguồn lực có được trong 5 năm tới, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Nguồn lực đó chính là đầu tư công.

Chính phủ sẽ công bố hỗ trợ cho các địa phương cụ thể trong 5 năm tới hỗ trợ được bao nhiêu tiền. Từ đó giao quyền cho các địa phương tự sắp xếp.

Đây là biện pháp căn cơ nhất để hạn chế xin cho và nhũng nhiễu trong lĩnh vực này.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves

Tags:

Việt

của

tình

không

giống

thế

giới

cách

Tin Tức Trong Ngày

Tin cùng chuyên mục









Tin đọc nhiều nhất