Các con đường đưa vaccine vào cơ thể
Vaccine có thể được đưa vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau như đường tiêm, đường uống hoặc đường hô hấp.
Vaccine đường tiêm
Hầu hết các loại vaccine hiện nay được đưa vào cơ thể theo đường tiêm với 3 kỹ thuật chính là tiêm bắp, tiêm dưới da và tiêm trong da.
- Tiêm bắp: Với dạng này, vaccine sẽ được tiêm xuyên qua da và các mô dưới da để vào lớp cơ, thường là các cơ dày ở bắp tay, đùi hoặc mông. Đây là con đường được sử dụng phổ biến nhất bởi quanh các mô cơ có rất nhiều mạch máu, nhờ đó sẽ giúp vaccine được phân tán nhanh hơn vào hệ tuần hoàn chung để kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
-Tiêm dưới da: Một số loại vaccine được thiết kế để tiêm vào lớp mỡ bên dưới hạ bì, gọi là vaccine tiêm dưới da. So với cơ thì các lớp mỡ này chứa ít mạch máu hơn, có nghĩa là vaccine sẽ được giải phóng chậm hơn nhưng có thời gian tác dụng lâu hơn. Một số vaccine sống giảm độc lực (như vaccine ngừa sởi - quai bị - rubella kết hợp hay vaccine ngừa sốt vàng) và vaccine bất hoạt (như vaccine polysaccharide ngừa não mô cầu) có thể được đưa vào cơ thể thông qua con đường này.
-Tiêm trong da: Đúng như tên gọi, với đường tiêm này, vaccine sẽ được đưa vào ngay các lớp trong da. Theo các nhà nghiên cứu, da chứa một lượng lớn tế bào trình diện kháng nguyên. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ cần ít vaccine hơn để tạo ra khả năng miễn dịch như mong muốn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ của liều hiện có. Hiện nay chỉ có một số vaccine phòng bệnh dại và lao được bào chế dưới dạng tiêm trong da.
Vaccine đường uống
Vaccine đường uống được cho là dễ sản xuất và sử dụng hơn vaccine đường tiêm, đồng thời cũng rất phù hợp cho những người sợ đau và kim tiêm. Theo đó, vaccine sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Bé gái đang uống vaccine bại liệt tại một trung tâm y tế do UNICEF hỗ trợ ở Zakya, Syria. Ảnh: Unicef
Ưu điểm của việc phân phối qua đường uống chính là vaccine có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch trên niêm mạc đường tiêu hóa. Trong một số bệnh lý như tả, bại liệt hoặc bệnh do virus rota, tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua lớp niêm mạc này. Vì vậy, việc tăng cường khả năng "phòng thủ" tại đây sẽ giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn. Trong đó, vaccine ngừa virus rota được khuyến cáo sử dụng theo đường uống thay vì đường tiêm.
Vaccine đường hô hấp
Vaccine có thể được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp để kích hoạt phản ứng miễn dịch trong niêm mạc mũi và cổ họng. Tương tự như cơ chế tác động của vaccine đường uống, vaccine đường hô hấp sẽ tăng cường khả năng miễn dịch ở niêm mạc đường hô hấp và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua con đường này trước khi chúng có cơ hội lây nhiễm sang các phần khác của cơ thể. Hiện nay, loại vaccine đường hô hấp duy nhất được cấp phép sử dụng là vaccine ngừa bệnh cúm có chứa virus sống, giảm độc lực. Tuy nhiên, một số vaccine phòng ngừa các bệnh lý khác cũng đang được nghiên cứu và thiết kế để đưa vào cơ thể theo con đường này, trong đó có vaccine phòng Covid-19.
Theo: vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
Sao Việt báo tin vui đầu năm: Hoa hậu Thuỳ Tiên có bạn trai?
Ngày 5/2, Vũ Cát Tường khiến người hâm mộ vỡ òa khi chính thức thông báo đã cầu hôn thành công bạn gái. Trên trang cá nhân, giọng ca Từng Là hạnh phúc chia sẻ loạt khoảnh khắc đầy ý nghĩa bên người thương, đính kèm dòng trạng thái cực ngọt: "Trên đỉnh Bạch Mộc, em nói: 'Em là gia đình của anh'. Trên đỉnh Ngoạ Long, em nói: 'Em đồng ý!'".
Bạn gái Vũ Văn Thanh khoe eo 57 cm, chuẩn nàng Wags nóng bỏng nhất 2025
Bích Hạnh và Văn Thanh dính tin đồn hẹn hò từ năm 2023 nhưng chưa từng công khai quan hệ. Bích Hạnh thường xuyên bị khán giả bắt gặp tại khán đài các trận đấu có Vũ Văn Thanh tham gia và ngồi kế bên quản lý của nam cầu thủ. Thậm chí, Vũ Văn Thanh còn lộ ảnh lên xe của bạn gái tin đồn để về nhà sau trận đấu.
Doãn Quốc Đam, Mai Phương Thuý gặp hạn sức khoẻ ngay đầu năm mới
Sáng 7/2, Hoa hậu Mai Phương Thúy có dòng trạng thái gây chú ý về cuộc sống cá nhân trên mạng xã hội. Cụ thể, cô chia sẻ: "Hầu hết thời gian tôi chỉ là một đứa bé, nổi cơn thịnh nộ, đập phá đồ đạc, khóc lóc vì cảm thấy mình không được lắng nghe và không được chăm sóc…".