Bộ Y tế không đồng tình với ý kiến của Đại biểu Quốc hội về đấu thầu thuốc
Đại diện Bộ Y tế khẳng định: những ý kiến trên là không chính xác, không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về đấu thấu, nhập khẩu thuốc. Quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc của các cơ sở Y tế thời gian qua được thực hiện tại Luật đấu thầu 2005, các thông tư của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn về đấu thầu thuốc.
Theo quy định đấu thầu mua thuốc, trước khi chuyển sang giai đoạn đánh giá về giá phải qua công đoạn đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thuốc đạt yêu cầu. Cuối cùng việc lựa chọn mặt hàng thuốc trúng thầu theo quy định tại luật đấu thầu là lựa chọn mặt hàng có giá đánh giá thấp nhất nhằm đảm bảo mục tiêu lựa chọn được các thuốc có chất lượng và giá hợp lý.
Luật Dược quy định trước khi lưu hành phải có giấy đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu và phải được thẩm định, đánh giá đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, dữ liệu an toàn, hiệu quả của thuốc.
Trong quá trình lưu hành thuốc phải được giám sát, kiểm tra chất lượng thuốc. Tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành).
Bộ Y tế kết luận: “Như vậy, các ý kiến về việc thuốc trúng thầu có giá rẻ, chất lượng không đảm bảo là hoàn toàn không có cơ sở. Đồng thời việc phát biểu “đấu thầu theo quy định hiện hành là quay về đấu giá” là không đúng với quy định tại Luật đấu thầu và quy trình đấu thầu mà các đơn vị đang thực hiện. Đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo cung ứng rồi mới đến công đoạn xét giá, đánh giá đúng theo luật định.”
Về vấn đề thuốc mới được cấp số đăng ký đã đi đấu thầu, thuốc nhập khẩu chuyến tham gia đấu thầu rộng rãi, đại diện Bộ Y tế cho biết: Theo quy định hiện hành về đấu thầu thuốc, thuốc được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam được phép tham dự thầu. Do đó, thuốc được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu hoàn toàn đủ điều kiện tham dự thầu. Việc phát biểu rằng: “thuốc vừa được cấp số đăng ký hôm sau đi đấu thầu, chưa có mặt trên thị trường là điều cực kỳ nguy hiểm” là hoàn toàn sai so với quy định và gây hiểu sai về việc thực hiện đấu thầu của các đơn vị.
Bộ Y tế viện dẫn, căn cứ theo quy định của Luật Dược việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký là nhập khẩu chính thức để phục vụ công tác điều trị của các bệnh viện đối với các hoạt chất chưa có số đăng ký hoặc đã có số đăng ký nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, hoàn toàn không phải nhập khẩu tạm thời. Đồng thời việc mua thuốc phục vụ điều trị của các cơ sở Y tế, dù là thuốc có số đăng ký hay không có số đăng ký đều phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu.
Để làm rõ nội dung phát biểu của dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân TPHCM chỉ đạo Sở Y tế báo cáo và giải trình các nội dung phát biểu không chính xác, không phù hợp với các quy định hiện hành của Phó giám đốc Sở Y tế để tránh gây hiểu sai, tạo bức xúc dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín trong công tác quản lý của ngành Y tế và hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc.
Trước vấn đề trên, trao đổi với phóng viên Dân trí, dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan cho biết: “Đó là những ý kiến phát biểu của tôi với tư cách là Đại biểu Quốc hội trong phiên họp toàn thể lần thứ 9 Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội diễn ra từ ngày 25 đến 27/9 tại Hà Nội với mục đích xây dựng để phát triển ngành Y tế". Trong nội dung phát biểu của mình bà đã nêu lên những vấn đề liên quan đến chất lượng thuốc, cấp phép lưu hành thuốc và đấu thầu thuốc vào bệnh viện.
Theo dược sĩ Phong Lan: "Đây là ý kiến tôi đã đúc kết tập hợp từ rất nhiều cử tri trong ngành Y tế và là nội dung tôi đặt vấn đề chất vấn Bộ Y tế. Chất vấn là quyền và nghĩa vụ giám sát của Đại biểu Quốc hội nên cơ quan được nêu có trách nhiệm phải giải trình. Nếu xem Công văn của Bộ Y tế là một cách giải trình thì chưa thỏa đáng, tôi sẽ tiếp tục chất vấn và đề nghị Bộ có văn bản chính thức trả lời thỏa đáng cho đại biểu và cử tri".
Vân Sơn
Nữ Giới
dại
của
dâu
với
tình
thấu
bộ
không
về
thuốc
hôi
động
tế
Quốc
Biểu
kiến
Tin cùng chuyên mục