Bộ trưởng GD&ĐT: “Không bỏ điểm sàn đại học”
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ GD&ĐT không bỏ điểm sàn, vẫn có điểm sàn đại học. Đổi mới của tuyển sinh đại học năm nay là điểm sàn không chỉ có một mức mà phân ra thành 2-3 mức sàn. Có mức sàn cao và có mức sàn thấp hơn, nhưng mức sàn thấp hơn đó không hạ thấp tiêu chuẩn, yêu cầu so với các năm trước.
Lý giải vì sao thay đổi, không chỉ một mức sàn, Bộ trưởng cho rằng, điều này để triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học, tổ chức phân tầng đại học thành các tầng khác nhau, ở các mức chất lượng khác nhau bằng tiêu chí điểm sàn khác nhau, để thông báo cho học sinh, sinh viên cân nhắc lựa chọn vào học ở những trường phù hợp và có tính toán đến chất lượng.
Bộ trưởng nêu quan điểm, điểm sàn không quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, điểm sàn chỉ là giới hạn về chất lượng, nếu thấp hơn nữa sẽ không đủ yêu cầu có thể đào tạo được con người với những phẩm chất, năng lực cần có.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: "Vẫn có điểm sàn đại học"
Cũng tại phiên chất vấn, Đại biểu Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về thông tin có gần đến 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Luận cho biết, Bộ đã kiểm điểm thấy có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT về thực tế này. Cụ thể, trong một thời gian dài giáo dục đại học chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Nội dung, chương trình phương pháp dạy học, thi cử của các trường chủ yếu xuất phát từ khả năng hiện có của các nhà trường, chưa chú ý chưa có hoạt động thiết thực để tổ chức hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, quy trình mở trường cấp phép hoạt động cho các trường đại học, cao đẳng thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng đến nhu cầu thực tế của xã hội và địa phương. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn trong nước và thế giới.
Nội dung đào tạo nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, nhẹ thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
“Những yếu kém đó dẫn đến quy mô tuyển sinh và theo đó quy mô sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng lên, trong khi chất lượng đào tạo còn thấp và chưa được chú trọng nâng cao”.
“Bộ GD&ĐT cùng với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên”, Bộ trưởng Luận thừa nhận.
dại
Học
bộ
không
điểm
sản
Trường
Tin Tức Trong Ngày
GD&ĐT
Tin cùng chuyên mục
Chi 1 tỷ đồng thuê 12 người dọn nhà nhưng vẫn không xong: Ngôi nhà lộn xộn đến mức khiến ai cũng sốc
Chi 1 tỷ đồng thuê 12 người dọn nhà nhưng vẫn không xong: Ngôi nhà lộn xộn đến mức khiến ai cũng sốc
Chủ tịch Samsung Lee Jae
Đây là tuyên bố quan trọng, xóa bỏ một rủi ro pháp lý kéo dài nhiều năm đối với người đàn ông giàu nhất Hàn Quốc.
Điểm chuẩn vào nhiều trường đại học dự kiến giảm 2
Dựa trên phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học có thể giảm từ 2-3 điểm.
Dàn thủ khoa toàn quốc 2025 chọn trường đại học nào?
Đại học Ngoại thương, Bách Khoa Hà Nội, Y Dược TP.HCM... là những lựa chọn hàng đầu của các thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Tài tử đình đám Huỳnh Anh Tuấn trước khi bị đột quỵ: Nổi tiếng cả nước nhưng giấu kín vợ con, đời tư
Tài tử đình đám Huỳnh Anh Tuấn trước khi bị đột quỵ: Nổi tiếng cả nước nhưng giấu kín vợ con, đời tư
Giám đốc công ty mua bột giặt nổi tiếng về nghiên cứu rồi sản xuất ra hàng loạt sản phẩm giả
Giám đốc công ty mua bột giặt nổi tiếng về nghiên cứu rồi sản xuất ra hàng loạt sản phẩm giả
7 món trong bếp khiến người dùng vỡ mộng
Mua sắm đồ bếp nhiều khi dễ bị cuốn theo cảm xúc. Thấy món nào thiết kế lạ lạ, nghe quảng cáo hay là mua ngay. Nhưng thực tế không phải món nào cũng hữu dụng lâu dài. Dưới đây là 7 món đồ bếp từng khiến tôi hào hứng khi mua, nhưng sau vài lần sử dụng thì đành để xó.
Từ 15/8, những người làm công việc này sẽ được nhận thêm 5 triệu đồng mỗi tháng ngoài lương
Từ 15/8, những người làm công việc này sẽ được nhận thêm 5 triệu đồng mỗi tháng ngoài lương