07/05/2022 10:40

12 loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng ngứa

 Khi bị dị ứng thực phẩm, một phản ứng dị ứng điển hình là phát ban, ngứa da và có thể dẫn đến những biểu hiện nghiêm trọng. Chúng ta nên tìm hiểu cách nhận biết một số loại dị ứng thực phẩm phổ biến gây ngứa để phòng tránh.

1. Dị ứng thực phẩm gây ngứa

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng nhầm với một loại thực phẩm cụ thể và coi nó như một chất lạ nguy hiểm.

Khi bị dị ứng thực phẩm, một phản ứng dị ứng điển hình là phát ban, ngứa da. Đó là bởi vì khi hệ thống miễn dịch phản ứng với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng một chất hóa học gọi là histamin, thường gây ngứa. Đôi khi, chỉ cần chạm vào thực phẩm cụ thể cũng có thể dẫn đến ngứa.

Trên thực tế có một số thực phẩm đã được xác định dễ gây phản ứng dị ứng hơn những thực phẩm khác. Chúng ta cần nhận biết để phòng tránh.

Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn. Các triệu chứng có thể xảy ra khi tiếp xúc với chỉ một lượng nhỏ thức ăn.

2. Một số thực phẩm phổ biến gây dị ứng ngứa

2.1. Dị ứng đậu nành

Đậu nành là một loại cây thuộc họ đậu. Đậu nành thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến sữa đậu nành, đậu phụ…

Dị ứng đậu nành thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng có một số người sẽ bị ảnh hưởng cả đời.

Dị ứng đậu nành có thể gây ra nhiều phản ứng khác nhau, bao gồm phát ban (mày đay), phát ban da đặc trưng bởi rất nhiều mụn nhỏ, nổi lên, màu đỏ. Loại phát ban này điển hình là rất ngứa.

2.2. Dị ứng đậu phộng

Dị ứng đậu phộng rất phổ biến ở trẻ em. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất gây dị ứng đậu phộng có thể tồn tại trên bề mặt bàn trong 110 ngày.

Trẻ em bị chàm nặng hoặc dị ứng trứng có nhiều nguy cơ bị dị ứng đậu phộng.

Dị ứng đậu phộng có một loạt các triệu chứng, bao gồm cả phát ban ngứa. Do khả năng xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng, vì vậy tránh sử dụng đậu phộng là rất quan trọng đối với người có tiền sử bị dị ứng.

Dị ứng thực phẩm gây ngứa

Dị ứng đậu phộng có thể xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng

2.3. Dị ứng với cà chua

Dị ứng cà chua thường gây ngứa và nổi mề đay. Tuy nhiên, đôi khi, một hiện tượng lạ được gọi là hội chứng dị ứng miệng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngứa miệng và da sau khi ăn cà chua.

Hội chứng dị ứng miệng là các chất gây dị ứng phản ứng chéo được tìm thấy trong phấn hoa và một số thực phẩm. Trong trường hợp của cà chua, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể xác định phấn hoa cỏ tương tác trong các protein cà chua tương tự và phản ứng với nó.

2.4. Trái cây có múi

Dị ứng với trái cây có múi như cam quýt thường dẫn đến ngứa da, miệng, lưỡi và môi. Cam quýt, giống như cà chua, có liên quan đến hội chứng dị ứng miệng và đặc biệt là phấn hoa cỏ. Chúng cũng có thể gây ra phản ứng da tiếp xúc ở một số người.

2.5. Dị ứng hạt cây

Hạt cây là một trong loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng thường liên quan đến sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng có thể gây tử vong.

Khi bị dị ứng hạt cây, người bệnh thường có biểu hiện ngứa trong miệng, cổ họng, da và mắt.

Các loại hạt cây dễ gây dị ứng bao gồm:

Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn đậu phộng với các loại hạt cây, nhưng đậu phộng thực sự thuộc cây họ đậu.

Dị ứng thực phẩm gây ngứa

Hạt cây là một trong loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng.

2.6. Dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh celiac, là một bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến ruột non. Trong bệnh dị ứng lúa mì, nạn nhân bị dị ứng với protein có trong lúa mì.

Những người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh chàm dễ bị dị ứng với lúa mì hơn.

Cũng như các trường hợp dị ứng thực phẩm khác, nổi mày đay là một triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng lúa mì.

Tags:

dị ứng thực phẩm

dị ứng

chất gây dị ứng

ngứa

ngứa da

phát ban

nổi mày đay

sốc phản vệ

dị ứng trứng

dị ứng sữa

Tin cùng chuyên mục